Học sinh phải học quá nhiều Toán và tiếng Việt

Tính tổng thời lượng dành cho việc học Toán, tiếng Việt của học sinh tiểu học lên tới gần 62% tổng thời lượng các môn hiện nay. Thế nhưng thực tế học sinh Việt Nam vẫn rất dốt Văn?

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiếp tục góp ý về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

hoc-sinh-phai-hoc-qua-nhieu-toan-va-tieng-viet

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Nhìn vào bảng phân chia số tiết học giữa các môn ở bậc tiểu học theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tôi có nhiều trăn trở. Thời lượng dành cho Toán, tiếng Việt quá lớn.

Cả 5 lớp bậc tiểu học đều dành số tiết nhiều nhất cho hai môn trên. Ở lớp 1, tiếng Việt có 420 tiết một năm, lớp 2 là 350 tiết, lớp 3 là 280. Trong khi đó các môn rèn luyện về thể chất, lối sống, cuộc sống quanh ta chỉ 70 tiết. Vì sao giai đoạn trẻ cần được chú trọng giáo dục để hình thành và phát triển hài hòa thể chất lẫn tinh thần lại phải học quá nhiều ở môn tiếng Việt?

Trong chương trình hiện hành của bậc tiểu học, ngoài thời lượng dành cho việc dạy nội dung chính môn tiếng Việt và Toán, những giờ học hướng dẫn thực chất cũng chỉ để làm bài tập hai môn này. Tỉnh tổng thời lượng dành cho việc học Toán, tiếng Việt của học sinh tiểu học lên tới gần 62% tổng thời lượng các môn hiện nay. Thế nhưng thực tế, học sinh Việt Nam vẫn rất dốt Văn?

Việc đánh giá học tập của học sinh cũng bị thiên về kết quả học tập của Toán, tiếng Việt. Ở cấp THCS, THPT hai môn này được coi là tiêu chí đánh giá học sinh giỏi, tiên tiến, trung bình. Các môn khác chỉ được tính tổng điểm. Ở cấp tiểu học, Toán, tiếng Việt còn có vị thế cao hơn nhiều. Đây là hai môn duy nhất có kiểm tra/thi cuối kỳ, cuối năm để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Các môn khác không thi, giáo viên chỉ cần đánh giá định tính.

Sự phân bố và đánh giá môn học thiên lệch dẫn đến việc học thêm học nếm, học lệch kéo dài suốt bao năm qua. Chương trình học ở trong trường không nặng nhưng vì muốn điểm cao, cha mẹ vẫn miệt mài cho con đi học lớp nâng cao Toán, tiếng Việt, Ngoại ngữ. Chính điều này đã khiến trẻ mệt mỏi.

Việc đánh giá đổ dồn vào môn Toán, tiếng Việt, Ngoại ngữ, các môn học còn lại mặc nhiên được coi là phụ cũng khiến trẻ em không được học tập các môn khác nghiêm túc.

hoc-sinh-phai-hoc-qua-nhieu-toan-va-tieng-viet-1

Bảng phân bố số tiết giữa các môn học hiện nay của chương trình tiểu học Việt Nam.

Chúng ta vẫn biết giáo dục Việt Nam nặng kiến thức, ít thực tiễn. Một trong những nguyên nhân rõ nét là chúng ta đã biến các môn học thực tiễn thành môn phụ bằng chính sự đánh giá thiên lệch này. Học sinh Việt Nam tốt nghiệp đại học nhưng rất kém hiểu biết về Lịch sử, Địa Lý, Sinh vật… Hệ lụy rất rõ nét thể hiện ở chỗ chúng ta suy đoán và hành động nhiều khi rất cảm tính và phản khoa học.

Khi các môn không được đánh giá công bằng, chắc chắn hiện tượng môn chính, môn phụ sẽ xuất hiện và đóng đinh trong suy nghĩ của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Từ đó, việc học lệch sẽ xuất hiện và để lại nhiều các hệ lụy.

Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Lịch sử, Địa lý, Sinh vật… là những bộ môn tạo nên hiểu biết và văn hóa con người. Việc coi thường những môn học này chính là nguyên nhân tạo ra sự thiếu hiểu biết và kém văn hóa.

hoc-sinh-phai-hoc-qua-nhieu-toan-va-tieng-viet-2

Bảng phân bố số tiết giữa các môn học trong chương trình tiểu học của Phần Lan.

Ở tiểu học của Phần Lan, tỷ lệ các giờ Toán và tiếng mẹ đẻ chỉ chiếm 52%, đặc biệt số giờ học của trẻ Phần Lan ít hơn trẻ Việt Nam 300 phút/tuần. Giáo dục Nhật Bản bên cạnh việc ưu tiên thời lượng lớn nhất dành cho môn tiếng Nhật (360 tiết/năm) thì các môn Thể dục, Cuộc sống đều có thời lượng nhiều thứ hai (135 tiết/năm), tương đương với Toán học.

Tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần trả lại vị thế quan trọng cho những bộ môn vốn được mặc định ngầm là môn phụ. Khi đó, những vấn đề mà giáo dục Việt Nam gặp phải như thiếu tính thực tế, thiên lệch, thiếu hấp dẫn mới có thể được giải quyết.

Theo VNE

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.