Gửi bom chùm tới Ukraine, Mỹ thừa nhận tội ác chiến tranh

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Đại sứ quán Nga cho biết, Mỹ thực sự thừa nhận phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.

bom chùm. Ảnh AP.JPG
Bom chùm là vũ khí nguy hiểm, bởi có thể sát hại nhiều dân thường. Ảnh: AP

Đại sứ quán Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, sau khi đồng ý gửi bom chùm tới Kiev, Washington đã thừa nhận phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.

Theo đại sứ Antonov, điều phối viên về truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, John Kirby, dù bảo vệ quyết định của Tổng thống Joe Biden, song ông Kirby cũng cho biết, lô hàng gây tranh cãi này là để “bù đắp” cho việc Mỹ cung cấp không đủ đạn dược cho quân đội Ukraine.

“Chúng tôi chú ý đến tuyên bố của giám đốc truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia, John Kirby, về việc cung cấp bom chùm cho Ukraine. Quan chức này trên thực tế đã thừa nhận việc Mỹ phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ông ấy công khai tuyên bố rằng, dân thường sẽ thiệt mạng vì bom chùm của Mỹ” – Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho hay.

Ngày 7/7, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong đó, lần đầu tiên bao gồm đạn pháo loại 155mm. Đây là loại bom chùm bị cấm theo một Công ước quốc tế mà 123 quốc gia đã cùng phê chuẩn. Tuy nhiên, Mỹ và Ukraine không nằm trong số đó.

Tờ New York Times (Mỹ) mô tả bom chùm, đạn chùm là một quả bom chứa hàng chục đến hàng trăm quả bom nhỏ hơn (còn gọi là bom con) bên trong. Bom sẽ nổ tung ở độ cao được xác định và điều này tùy vào khu vực nhắm mục tiêu và các quả bom con sẽ phát nổ quanh mục tiêu đó.

Các quả bom chùm này có thể được thả từ máy bay, được phóng từ tên lửa hoặc được bắn từ pháo, súng hải quân hoặc bệ phóng tên lửa. Những quả bom con có thể tiêu diệt xe tăng, trang thiết bị quân sự cũng như nhân lực đối phương và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Ukraine cạn kiệt đạn dược, và việc Mỹ gửi bom chùm cho Ukraine, một vũ khí có thể giết nhiều dân thường, là một quyết định “rất khó khăn”.

Tuy nhiên, Washington cho biết, đã nhận sự đảm bảo từ Ukraine. Kiev cam kết giảm nguy cơ cho dân thường, không sử dụng bom chùm tại các khu vực đông dân.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.