NATO từ chối cung cấp F-16 cho Ukraine trước khi cuộc phản công kết thúc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - Đô đốc Rob Bauer cho biết, Ukraine sẽ không được nhận máy bay chiến đấu F-16, cho đến khi cuộc phản công kết thúc.

f-16.jpg
Ukraine đã yêu cầu Mỹ gửi hàng chục tiêm kích F-16 để thay đổi cục diện chiến trường. Ảnh: Reuters

“Vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu cho cuộc phản công của Ukraine sẽ không được giải quyết trong thời gian ngắn” – Đô đốc Rob Bauer cho hay.

Theo ông Bauer, cũng sẽ không có việc huấn luyện các phi công và chuyên gia kỹ thuật cho Ukraine. Ngoài ra, Đô đốc này cũng đánh giá rằng, Lực lượng vũ trang Ukraine “cực kỳ khó khăn” để tiến lên tiền tuyến.

Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh rằng, Ukraine sẽ không thể tham gia vào NATO, khi đang vướng vào một cuộc xung đột. Trong khi đó, phóng viên Chey Bowes của RT nhận định, NATO sẽ hy sinh Ukraine bằng bất cứ giá nào vì lợi ích sống còn của liên minh.

Dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bật đèn xanh cho phép các đồng minh chuyển tiêm kích F-16 cho Ukraine, tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có đồng minh NATO nào ở châu Âu sẵn sàng cung cấp cho Kiev.

Mỹ đã viện trợ quân sự trị giá 43 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xung đột bắt đầu bùng phát. Cung cấp F-16 có thể làm tăng thêm chi phí. Do đó, Washington cũng mới chỉ chấp thuận việc đào tạo phi công Ukraine chứ chưa sẵn sàng cung cấp tiêm kích này cho Kiev.

Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Hy Lạp, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Romania cũng có kho dự trữ F-16, nhưng chưa quốc gia nào đề nghị cung cấp cho Ukraine.

Đức cũng tuyên bố sẵn sàng đào tạo phi công Ukraine nhưng khẳng định rằng vai trò của Berlin sẽ bị hạn chế do không vận hành máy bay chiến đấu F-16.

Chính phủ Bỉ nhiều lần khẳng định sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ để giúp Ukraine chống lại Nga trong cuộc xung đột hiện nay. Dù vậy, Bỉ từ chối chuyển những chiếc F-16 hiện có cho Kiev.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng nói rằng, nước này đã cung cấp những chiếc MiG-29 thời Liên Xô cho Kiev, nhưng chưa sẵn sàng cho đi những chiếc tiêm kích hiện tại. Ba Lan có 48 chiếc F-16 trong kho.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết, nước này đang “xem xét nghiêm túc” việc gửi tiêm kích F-16 tới Ukraine nhưng vẫn chưa quyết định. Hà Lan hiện có 24 chiếc F-16 “có thể triển khai hoạt động” và sẽ tiếp tục phục vụ cho đến giữa năm 2024, sau đó chúng có thể được bán ra thị trường.

Về việc gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine, Pháp cũng chỉ “nói suông”. Khi được hỏi về việc gửi máy bay chiến đấu của Pháp đến Ukraine, Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng, “không có điều cấm kỵ nào”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh vấn đề này chỉ là “lý thuyết” vào thời điểm hiện nay.

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.