Hai loại cây vị thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương

Theo Thúy Quỳnh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cây ba kích, nhục thung dung thường dùng ngâm rượu hoặc chế thuốc giúp bổ thận tráng dương.

Cây ba kích

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết ba kích là dược liệu có tính ấm, vị hơi cay, còn có tên gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ... Đây là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. 

Hai loại cây vị thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương ảnh 1

Cây ba kích mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.

Trong cuốn Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, ba kích là vị thuốc dùng cho các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp. Ngoài ra, ba kích còn cải thiện chứng đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh, chữa mát ngủ kéo dài. Với người cao tuổi, ba kích có tác dụng rõ rệt giúp ăn ngon, ngủ khỏe, tăng cân nặng, tăng cơ lực.

Đông y có nhiều bài thuốc bào chế từ cây ba kích. Ngâm ba kích với rượu một đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc. Bài thuốc khác là rửa sạch ba kích, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ đem tẩm rượu, ủ khoảng 2 tiếng sau đó sao vàng hoặc nấu thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát. Cũng có thể trộn ba kích với muối và hấp cách thủy đến khi rút được phần thịt ba kích, phơi khô và để dành dùng dần... Rượu ngâm ba kích tác dụng tốt cho sức khỏe sinh lý.

Nhục thung dung

Nhục thung dung là cây ký sinh vào rễ các cây khác. Nó thường chọn thân cây chủ có rễ khỏe, xuyên sâu vào lòng đất, có thể hút được nước từ dưới tầng đất sâu. Hệ rễ của nó bám chặt vào hệ rễ của cây chủ để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vào mùa xuân, mầm cây mới có thể đâm thủng mặt đất để mọc nhô lên trên.

Nhục thung dung có thể tồn tại dưới khí hậu khắc nghiệt nhờ lớp lá dày. Từ khoảng 2.000 năm trước, nhục thung dung đã có mặt trong các bài thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường thể lực cho quý ông và có tên trong sách Thần Nông bản thảo, bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y. 

Hai loại cây vị thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương ảnh 2

Ở nước ta, nhục thung dung sinh trưởng chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La. 

Trong Đông y, nhục thung dung có tính ấm, vị ngọt, tác dụng bổ thận, trợ dương, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng sinh lý, cường gân, hoạt cốt. Loại thảo dược này đặc biệt thích hợp cho người bị yếu sinh lý, thận hư hay di tinh.

Theo các kết quả nghiên cứu ghi trong cuốn Từ điển các vị thuốc dưỡng sinh hiện đại, nhục thung dung có chứa các chất boschnaloside, orobanin, 8- epilogahic axít, betaine, nhiều loại axit hữu cơ và trên 10 axit amin. Các chất này có tác dụng như hormone sinh dục giúp tăng thể lực, tăng sinh lý, tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra nhục thung dung còn có khả năng kích thích, điều tiết hoạt động tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm cả nam và nữ.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.