Khí thế sẵn sàng 'xung trận' chống Covid ở Bệnh viện dã chiến số 1 Nghệ An

Công Kiên - Cao Nhung

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, Bệnh viện dã chiến số 1 đã được thành lập ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An. Hàng chục chiến sỹ áo trắng ở đây đã gác lại niềm riêng sẵn sàng bước vào một cuộc chiến mới.

“Tiếc lắm mái tóc dài! Nhưng cắt để không còn vướng”

Sáng 24/6, sau khi biết mình có tên trong danh sách điều động phục vụ Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, chị Lưu Thị Thỏa – nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên vội nhờ đồng nghiệp cắt giúp mái tóc dài. Bởi, khi bước vào cuộc chiến cam go, những chiến sỹ áo trắng đầu tóc phải gọn gàng để tránh nguy cơ thành nơi trú ẩn của virus nCoV.

Trung tâm Y tế Hưng Nguyên tạm ngừng hoạt động khám, chữa bệnh kể từ 0 giờ, ngày 24/06/2021, để sắp xếp lại công năng các khoa phòng, sửa đổi cơ sở vật chất để phù hợp với công tác phòng chống dịch. Ảnh tư liệu: Thành Cường
Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên tạm ngừng hoạt động khám, chữa bệnh kể từ 0 giờ, ngày 24/06/2021, để sắp xếp lại công năng các khoa phòng, sửa đổi cơ sở vật chất để phù hợp với công tác phòng chống dịch. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Theo lời chị Thỏa, mái tóc ấy được mẹ và bà nội chăm chút từ khi còn tấm bé, rồi theo chị qua những năm tháng học trò. Lớn lên, vào nghề Y, rồi lấy chồng, sinh con, cuộc sống có những lúc bận bịu nhưng người phụ nữ ấy vẫn giữ mái tóc dài. Vì nó đã gắn bó với quãng đời thơ trẻ, với kỷ niệm ấu thơ và người thân, ruột thịt. Chưa bao giờ chị nghĩ đến một ngày nào đó sẽ cắt mái tóc dài…

Nhưng dịch bệnh đang hoành hành, theo mệnh lệnh trái tim, chị Lưu Thị Thỏa và nhiều đồng nghiệp trở thành chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, trực tiếp điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đây không phải là lúc nghĩ cho riêng mình, mà tất cả vì nhiệm vụ chiến đấu với đại dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và sự bình yên của quê hương xứ Nghệ.

Ứng phó với tình hình đại dịch bùng phát, việc bổ sung thêm bệnh viện dã chiến chuyên sàng lọc và điều trị người bị nhiễm Covid-19 là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Ảnh tư liệu: Thành Cường
Ứng phó với tình hình đại dịch bùng phát, việc bổ sung thêm bệnh viện dã chiến chuyên sàng lọc và điều trị người bị nhiễm Covid-19 là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Ảnh tư liệu: Thành Cường

“Phải cắt bỏ mái tóc dài mình tiếc lắm, bởi đã kỳ công chăm sóc từ hồi mới lên 10, gắn với bao kỷ niệm thời con gái. Nhưng đã bước vào cuộc chiến có nghĩa là gác bỏ tất cả vấn đề riêng tư để chiến thắng, góp phần mang lại niềm vui, sự bình yên và hạnh phúc cho quê hương” – chị Thỏa chia sẻ.

Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Chị Lưu Thị Thỏa được đồng nghiệp cắt gọn mái tóc dài trước khi bước vào làm nhiệm vụ tại Bệnh viên dã chiến số 1. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Nữ cán bộ y tế Hưng Nguyên hy sinh mái tóc chuẩn bị tham gia bệnh viện dã chiến. Ảnh: TTYTHN
Nữ cán bộ y tế Hưng Nguyên hy sinh mái tóc chuẩn bị tham gia Bệnh viện dã chiến. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên

Cũng sở hữu mái tóc dài mượt mà, chị Nguyễn Thị Hiền quyết định “xuống tóc” trước khi bước vào "cuộc chiến". Theo lời chị, mái tóc ấy một thời từng làm say lòng bao chàng trai mỗi khi gặp gỡ và để thương để nhớ cho những người thích vẻ đẹp dịu dàng của mẫu người phụ nữ truyền thống...

"Sẽ trở về khi chiến thắng dịch"

Ở Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên, những người có mái tóc dài đều “xuống tóc” như chị Thỏa và chị Hiền. Đến đây, chúng tôi lại liên tưởng đến những cô gái TNXP kiên cường, quả cảm, băng qua mưa bom bão đạn thời chống Mỹ. Sự anh dũng, tinh thần xả thân của thế hệ TNXP năm ấy đã góp phần viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc. Và lần này, chắc chắn các chị, các anh sẽ lập nên chiến công và ơn nghĩa sẽ được nhân dân ghi lòng tạc dạ.

Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên dừng hoạt động, được tỉnh trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, hơn 70 cán bộ của Trung tâm được điều động làm nhiệm vụ này. Những người này buộc phải cách ly đến khi nhiệm vụ hoàn thành, nghĩa là xa gia đình và chưa xác định cụ thể ngày trở về.

Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Hơn 70 cán bộ, nhân viên TTYT huyện Hưng Nguyên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 1. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên

Trong hơn 70 y, bác sỹ ấy, có những người hoàn cảnh khá đặc biệt nhưng vẫn quyết định gác niềm riêng, cùng đồng chí, đồng nghiệp và đồng đội lên tuyến đầu chống dịch. Như trường hợp chị Nguyễn Hải Thanh - chồng đang trong quá trình điều trị bệnh, thuộc diện ưu tiên những vẫn động viên chồng tự chăm sóc sức khỏe để chị lên đường. Hay như bác sỹ Lê Hữu Nam vừa phẫu thuật ruột thừa được 1 tuần, chưa kịp nghỉ ngơi lại sức cũng đăng ký làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến.

Chị Cao Thị Hà năm sau sẽ nghỉ hưu, nghĩa là còn một năm công tác vẫn đăng ký tham gia tuyến đầu với hy vọng đưa toàn bộ kinh nghiệm tích lũy được để cứu chữa bệnh nhân. “Mấy chục năm công tác, tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ làm nhiệm vụ ở bệnh viện dã chiến. Nhưng đang lúc cấp bách, không có thì giờ để suy nghĩ nhiều, còn một ngày cũng ra sức phục vụ nhân dân, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, mang lại bình yên cho quê hương” – chị Hà bộc bạch.

Các chị Hồ Mai Hương và Hồ Thị Hà đều có chồng là bộ đội, hai người đàn ông ấy đều đã lên tuyến đầu trực chiến. Tình thế nguy nan, đến lượt hai người vợ gia nhập tuyến đầu, gửi con nhờ ông bà nội ngoại trông nom. “Đi đâu em cũng sẵn sàng, chỉ nhớ và thương con còn nhỏ. Nhưng chống dịch là nhiệm vụ cấp bách, nên đành phải gác lại những nhớ thương trong lòng” – chị Hương trải lòng.

Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Các y, bác sỹ TTYT huyện Hưng Nguyên đã soạn sửa hành lý, tư trang sẵn sàng bước vào cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên

Nhiều cán bộ, nhân viên tham gia phục vụ Bệnh viện dã chiến đều có con nhỏ, phải nhờ ông bà chăm sóc để lên đường làm nhiệm vụ. Có những người hôm qua đã tổ chức sinh nhật sớm cho con, vì xác định cuộc chiến đấu với đại dịch có thể sẽ còn lâu và rất lâu, ngày sinh nhật con sẽ chưa về kịp. Sáng 29/6/2021, Bệnh viện dã chiến số 1 đi vào hoạt động. Tất cả, họ đã sẵn sàng cho cuộc chiến mới phòng chống dịch bệnh…

Ai cũng có một gia đình để yêu thương và trở về sau những mệt mỏi, nhọc nhằn. Nhưng trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, lực lượng tuyến đầu, trong đó có các y, bác sỹ làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 1 chưa xác định ngày trở về. Trước khi vào trận chiến, họ có lời nhắn gửi: “Chúng tôi lên tuyến đầu chống dịch vì sự bình yên của muôn nhà, mong mọi người hãy đồng lòng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để sớm chiến thắng, chúng tôi sớm được trở về”.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.