Đổi tiền lẻ, tiền mới: "Khát" mệnh giá 20.000 đồng

Cứ đến hẹn lại lên, thị trường tiền lẻ, tiền mới giáp Tết lại "sốt xình xịch" do nhu cầu đổi tiền mới để lì xì con trẻ chúc phúc trong dịp Tết theo phong tục cổ truyền Việt Nam và đi lễ chùa chiền trong ngày đầu năm. Chuyện nhà nhà, người người... đua nhau đi đổi tiền lẻ, tiền mới đã trở thành một "quy luật" bất biến.

Khách hàng vãng lai hầu như không được ngân hàng ưu tiên đổi tiền lẻ Tết. (Nguồn: Internet).

Tuy nhiên, lựợng tiền lẻ, tiền mới do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành vào những tháng cuối năm có hạn nên hiện tượng "khát" tiền lẻ, tiền mới vẫn xảy ra triền miên. Những loại tiền mệnh giá nhỏ đặc biệt là từ 5.000 đồng trở xuống bỗng trở thành một vật phẩm “đắt giá” trong ngày Tết, nhất là ở thành phố lớn.
 
Khó đổi tiền lẻ tại ngân hàng

Đầu tuần này tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội nhộn nhịp hẳn lên khi các ngân hàng thương mại trên địa bàn đổ về giao dịch, trong đó phổ biến đổi tiền mới, tiền lẻ cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, thời điểm cuối năm Ngân hàng Nhà nước tập trung chi tiền mặt cho các ngân hàng thương mại để đảm bảo cơ cấu các loại tiền trong lưu thông, trong đó chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiền mới của người dân. Chính vì vậy, tiền mệnh giá từ 50.000 đồng trở xuống năm nay được cho là ít hơn mọi năm, đặc biệt là khan hiếm mệnh giá 20.000 đồng.

Điều này do những năm trước nhu cầu tiền mới 20.000 đồng cao, Ngân hàng Nhà nước chi ra nhiều nhưng qua tết các ngân hàng thương mại nộp lại và hầu như trong năm nhu cầu tiền này không cao. Vì vậy, nếu tiếp tục in thêm tiền mới mệnh giá này sẽ lãng phí.

Rất nhiều khách hàng than phiền không thể nào đổi được tiền lẻ trong các ngân hàng thương mại. Chị Nguyễn Thúy Anh, kế toán của một công ty chuyên về xuất nhập khẩu cho biết, mặc dù là doanh nghiệp thân quen nhưng năm nay ngân hàng chỉ cho chúng tôi đổi được một nửa tiền mệnh giá thấp (10.000 đồng, 20.000 đồng) so với nhu cầu.

Khách hàng thân thiết còn bị “cắt” hạn mức, nên chuyện ngân hàng ngoảnh mặt với nhu cầu đổi tiền lì xì của người dân là không lạ. Theo khảo sát, các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank… đều không đổi tiền lẻ, tiền mới cho người dân có nhu cầu.

“Ngân hàng chỉ đổi tiền rách, tiền không đủ chức năng lưu thông chứ không đổi tiền mới, mệnh giá thấp cho nhu cầu lì xì”, một nhân viên tại Hội sở Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết.

Một Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ trên phố Tây Sơn - Hà Nội cho biết, tiền mới của ngân hàng không nhiều nên thường đưa ra các tiêu chí cụ thể để cung cấp tiền mới cho khách hàng, trong đó ưu tiên cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng và cũng phân bổ số lượng theo từng loại khách hàng khác nhau. Năm nay tiền giấy mệnh giá 20.000- 50.000 đồng khá ít, do việc phân bổ từ Ngân hàng Nhà nước không lớn.

Nhân viên một ngân hàng trên phố Thái Hà (Hà Nội) cũng thông tin, tiền 500 đồng và 20.000 đồng mới vẫn là những loại hiếm vào dịp giáp Tết. Ngay cả những nhân viên, cán bộ làm trong ngân hàng cũng chỉ được đổi số lượng tiền 500 đồng nhất định. Anh này cho biết, mọi năm thường nhận đổi giúp người thân, bạn bè, nhưng năm nay không dám hứa trước vì những loại tiền mệnh giá nhỏ 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng không nhiều.

Phí chợ đen vẫn "ngất ngưởng"

Thực tế khi các ngân hàng thương mại không thể đáp ứng nhu cầu tiền mới cho người dân sẽ xuất hiện dịch vụ đổi tiền thu phí ngoài thị trường chợ đen. Hiện trên mạng tràn ngập các trang web đổi tiền lẻ, tiền mới với những thông báo mời chào đủ các loại mệnh giá, ngay cả với những mệnh giá đang là loại hiếm ở các ngân hàng thương mại.

Theo đó, mức phí đổi phổ biến 15-25%, thậm chí lên đến 35-40%. Con phố Nguyễn Xí và Đinh Lễ (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với dịch vụ đổi tiền lẻ. Theo quan sát của phóng viên, chỉ một đoạn đường ngắn từ Đinh Lễ vòng qua Nguyễn Xí mà có đến hơn chục người phụ nữ "phục kích" để kinh doanh dịch vụ đổi tiền. Với các mệnh giá như 10.000, 20.000, 50.000, 100.000 đồng polymer nguyên seri, chưa qua sử dụng được đổi theo tỷ lệ 10 “ăn” 9. Với các loại mệnh giá hiếm hơn, như 10.000 đồng loại tiền giấy đỏ, đồng 2 USD thì phí đổi khá cao, như loại 10.000 đồng tỷ lệ 13 “ăn” 10, nếu lấy nhiều sẽ được giảm còn 12-12,5 “ăn” 10.

Chị Lê Thị Châm chuyên đổi tiền trên phố này cho biết, nếu đổi với số lượng “kha khá” thì không kể ngày đêm, chỉ cần gọi điện trước 15 phút, sẽ có người mang tiền giao tận nhà. Cũng theo chị này, dịch vụ sẽ hoạt động đến 30 Tết, nhưng nếu càng để gần Tết thì phí càng bị đẩy lên cao.

Trên những mẹt bày tại các sạp hàng ngoài chùa Hương cũng như nhiều đền chùa khác, tiền lẻ và tiền âm phủ được bày bán chung với nhau. Ở đây, người ta không nói đổi 100.000 đồng thì được bao nhiêu tờ 500 đồng mà giá của chúng đã được lên sẵn 70.000 đồng/thếp (100 tờ) mệnh giá 500 đồng, 120.000 đồng/thếp mệnh giá 1.000 đồng... Ngay như tờ 200 đồng tưởng chừng như chẳng thể sử dụng được thì tại những nơi này "phí" của chúng lại "đắt" nhất vì được cho là của độc với 30.000 đồng/thếp.

Sau một thời gian nhờ vả người quen đổi tiền không thành, chị Vũ Thị Định ở Tây Hồ, Hà Nội đành chấp nhận ra đổi tiền lẻ tại Phủ Tây Hồ. “Họ hàng nhà mình ở quê chỉ có một mình mình ở trên Hà Nội nên các bác và cô gọi điện lên nhờ đổi hộ ít tiền lẻ để mừng tuổi và đi chùa, nhưng hơn một tuần nay mình chạy vạy khắp nơi mà không thể đổi được. Giờ mình đành chấp nhận mất phí cao, không có thì “không có đường về quê.”

“Tưởng dành dụm được ít tiền về quê tiêu Tết, ai ngờ lại phải trả phí cao thế này, thôi từ sang năm trở đi mình sẽ phải khất họ hàng ngay từ khi nghe điện thoại,” chị Định than thở.

Một kênh đổi tiền lẻ khác cũng được nhiều người tìm là các địa chỉ trên mạng. Tại địa chỉ Zinzon cho biết, mức phí đổi tiền lẻ loại 500 đồng (cho trên 100.000 đồng) sẽ tính 25%, tiền 1.000 đồng phí 16%... Còn một cá nhân tên Anh Tuấn “quảng cáo” sẽ đổi bằng phí “mềm”: tiền 5.000 đồng, 10.000 đồng, và số lượng đổi từ 3 triệu trở lên, phí đổi tiền chỉ 10%. Nếu giao hàng tận nhà thì khách phải chịu xăng xe.

Năm nay tiền lì xì theo năm sinh giá cũng ngất ngưởng. Hiện một số cá nhân làm dịch vụ đổi tiền dịp Tết đã tung ra bộ sưu tập tiền lì xì mệnh giá 50.000 đồng và 2 USD theo năm sinh với giá không tưởng. Tờ 50.000 đồng có số seri cuối cùng từ 1945-1994 được rao 120.000 đồng/tờ; tờ 2 USD có seri cuối cùng 1970-2000 là 250.000 đồng/tờ, gần gấp 6 lần tỷ giá theo quy đổi của ngân hàng./.
Theo (Vietnam+)

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.