Sơn Hải vươn khơi bám biển

(Baonghean) - Trước đây, phần lớn phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển Sơn Hải - Quỳnh Lưu là tàu thuyền công suất nhỏ và chủ yếu là khai thác  gần bờ. Cách làm này đã không nâng cao được giá trị kinh tế, mà còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển… Bởi vậy, ngư dân Sơn Hải đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư đóng mới tàu thuyền công suất lớn vươn khơi bám biển dài ngày khai thác sản lượng lớn hải sản có giá trị, đồng thời góp phần tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hải (ở xóm 5) là một trong những gia đình điển hình ở xã Sơn Hải – Quỳnh Lưu trong việc mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn để vươn ra khơi. Cùng với vốn tự có và vay mượn từ nhiều nguồn, gia đình anh đã đầu tư hàng tỷ đồng để đóng đôi tàu công suất 420 CV (số hiệu NA 92777 và NA 93777). Anh Hải cho hay: “Nhờ có tàu công suất lớn, được trang bị các loại máy móc , thiết bị hiện đại và các thuyền viên có kinh nghiệm đi biển, nên chúng tôi thường đánh bắt hải sản ở vùng Vịnh Bắc Bộ và luôn khai thác được các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như  cá đốm, mực… Mặc dù đi biển dài ngày, nhưng trên tàu chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin liên lạc với đất liền, nên rất yên tâm bám biển để khai thác hải sản”.
Ngư dân Sơn Hải – Quỳnh Lưu chuẩn bị đá lạnh bảo quản sản phẩm cho chuyến đi biển dài ngày.
Ngư dân Sơn Hải – Quỳnh Lưu chuẩn bị đá lạnh bảo quản sản phẩm cho chuyến đi biển dài ngày.
Đi biển là nghề truyền thống của người dân xã Sơn Hải, hiện nay toàn xã có 1.200 hộ (gồm 6.500 nhân khẩu)/ 2.700 hộ (gồm 13.000 nhân khẩu) gắn bó với nghề khai thác thủy sản. Thời gian qua, thực hiện chủ trương đầu tư cho nghề đánh bắt xa bờ, ngư dân xã Sơn Hải mạnh dạn vay vốn đầu tư đóng tàu lớn. Năm 2013, người dân trong xã đã mua thêm 21 tàu thuyền và đóng mới 14 thuyền công suất lớn, đồng thời lắp đặt thêm 15 máy liên lạc định vị vệ tinh, 5 máy icom… Với sự mạnh dạn đầu tư cho nghề biển, hiện nay ở Sơn Hải đã phát triển nhanh về số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản.
Ông Trần Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Sơn Hải cho biết: “Xã Sơn Hải hiện có 261 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất trên 40.000 CV. Nhờ đầu tư tàu thuyền lớn để khai thác hải sản xa bờ,  năm 2013 tổng sản lượng khai thác hải sản của xã đạt hơn 2.730 tấn. 4 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác hải sản là 817 tấn và giá trị đạt khoảng 50 tỷ đồng. Khai thác thủy sản là một trong những nghề kinh tế mũi nhọn tạo ra hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều lao động có việc làm ổn định… Thực hiện chủ trương khuyến khích ngư dân tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện tàu thuyền công suất lớn, từng bước thay thế các phương tiện cũ, công suất nhỏ để nâng cao giá trị kinh tế và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2014, người dân đã đầu tư đóng mới 14 tàu thuyền (có công suất từ 400 CV trở lên). Hiện nay, đã có 4 tàu đã hạ thủy tham gia đánh bắt hải sản. Mục tiêu trong năm 2014 này, xã Sơn Hải phấn đấu đóng mới 20 tàu công suất lớn và sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 3.000 tấn”.
Ngư dân Sơn Hải từ chỗ chỉ khai thác loanh quanh vùng lộng, thì nay đã thay đổi cung cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư đóng tàu thuyền lớn vươn ra khơi xa, bám biển dài ngày, khai thác ở ngư trường xa. Sự  chuyển đổi đó không những giúp cho ngư dân khai thác được sản lượng lớn hải sản có giá trị, tăng nhanh nguồn thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân trong xã, mà còn góp phần tích cực trong việc bảo vệ  chủ quyền vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, để người dân yên tâm, mạnh dạn đầu tư với nghề biển, thì các cấp, ngành liên quan cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời về lĩnh vực cho vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật mới trong việc khai thác, bảo quản sản phẩm để nâng cao giá trị hải sản…
Bài, ảnh: Hoàng Vĩnh

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.