10 thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015

 Bộ NN&PTNT công bố 10 thành tựu nổi bật của ngành trong giai đoạn 2010-2015.
1. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng. Với nhiều cách làm sáng tạo, nhiều nguồn lực đã được huy động để xây dựng nông thôn mới, nhờ đó diện mạo của nhiều vùng nông thôn nước ta đổi mới, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng lên. Đến cuối năm 2015 có khoảng 1.500 xã và 9 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. 
Châu Hội (Quì Châu) được mùa lúa hè thu
Châu Hội (Quì Châu) được mùa lúa hè thu
2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD vào năm 2014 là dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục của ngành NN&PTNT trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; thị trường xuất khẩu nông sản khó khăn, sức mua giảm… Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD/năm.
3. Hình ảnh những cán bộ kiểm ngư anh dũng đấu tranh trên biển đã khích lệ lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Dù mới được thành lập (11/2012) nhưng Kiểm ngư Việt Nam đã khẳng định trọng trách lớn trong việc tham gia thực thi pháp luật trên biển, tích cực giúp đỡ và hỗ trợ cho ngư dân vươn khơi.
4. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ NN&PTNT đã phê duyệt 24 quy hoạch phục vụ tái cơ cấu. Trong đó có 17 quy hoạch trên phạm vi cả nước và 7 quy hoạch khu vực, vùng, địa bàn cụ thể… góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn ngành.
5. Giữ ổn định 3,8 triệu ha đất trồng lúa là chủ trương lớn trong nông nghiệp được Quốc hội thông qua nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như sinh kế của nông dân. Nhờ đó, lợi thế về cây lúa tiếp tục được phát huy và có nhiều chính sách mới ra đời nhằm hỗ trợ và nâng cao đời sống người trồng lúa.
6. Thông tư liên tịch số 14 về “kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính” trong ngành NN&PTNT đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc hệ thống, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương được thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính Nhà nước, cải cách công vụ của Chính phủ.
7. Hơn 2,7 tỉ USD huy động nguồn vốn ODA trong nông nghiệp, nông thôn là mức kỷ lục trong 5 năm qua. Từ nguồn vốn này, nhiều công trình thủy lợi, giao thông nông thôn… được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, qua đó góp phần phát huy nội lực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.
8. Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, các doanh nghiệp lớn tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đang tạo ra những sản phẩm chất lượng, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.
9. Một nhiệm kỳ Quốc hội thông qua nhiều bộ luật nhất về lĩnh vực nông nghiệp. Việc thông qua Luật Phòng chống chống thiên tai, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực này.
10. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Khi chính sách đi vào cuộc sống đã nâng diện tích rừng được bảo vệ từ 2,8-3,37 triệu ha. Đồng thời, tạo ra nguồn tài chính bền vững, góp phần ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, nông nghiệp, nông thôn đã đi đầu trong đổi mới và giành được những thành tựu toàn diện. 
Bước sang giai đoạn mới, nhiệm vụ của ngành NN&PTNT hết sức nặng nề với nhiều khó khăn, thách thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, mạnh mẽ. Do đó, ngành NN&PTNT phải phấn đấu đạt và vượt mục tiêu để tăng trưởng bền vững, chất lượng, tiếp tục góp phần cải thiện nhanh điều kiện sống của dân cư nông thôn...
Theo Chinhphu.vn

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.