9X Ngoại thương kiếm tiền tỷ/tháng từ xưởng váy 800m2

Khởi nghiệp với số vốn 10 triệu của mẹ, giờ đây Lê Hà Phương đã có trong tay xưởng váy 800m2 với hơn 3000 váy cưới, áo dài đẹp long lanh và doanh thu mỗi tháng dao động từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.

Từ 10 triệu đồng đến bà chủ xưởng váy đẹp long lanh

Lê Hà Phương sinh năm 1992, vừa tốt nghiệp loại giỏi chương trình tiên tiến ngành Kinh tế đối ngoại (Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội).

Là dân chuyên Hóa khi học Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nôi) nhưng Phương lại rất thích kinh doanh.

Từ tiểu học Phương đã tập làm thiệp hand-made bán cho các bạn trong lớp. Lên lớp 9 khi đã bắt đầu biết làm đẹp Phương tập tành bán mỹ phẩm trên mạng, mở dịch vụ tô tượng thạch cao. Đến khi lên THPT, cô bạn tiếp tục việc bán thêm quần áo trên mạng để thỏa mãn niềm vui và sở thích của mình.

  Hà Phương bên những chiếc áo dài tại xưởng của mình. (Ảnh: Văn Chung)
Hà Phương bên những chiếc áo dài tại xưởng của mình. (Ảnh: Văn Chung)

Với vốn tiếng Anh tốt, Phương đã hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị đi du học ở Úc sau khi tốt nghiệp THPT. Nhưng rồi mẹ ốm, trong khi gia đình chỉ có ba mẹ con nên cô gái nhỏ quyết định ở lại. Một năm sau đó Phương thi đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương với ngành học đòi hỏi cao về khả năng tiếng Anh đầu vào của sinh viên.

Ước mơ làm kiểm toán nhưng việc kinh doanh bén duyên khiến Phương quyết định theo đổi đam mê này bắt đầu từ năm thứ hai đại học.

Khởi đầu của Phương là dịch vụ chụp ảnh “cô dâu một mình” (Single Bride). Phương nhớ lại: "Khi đó phòng trào này đang nở rộ trong giới trẻ. Nghĩ là làm, mình quyết định xin mẹ 10 triệu đồng để nhập 10 chiếc váy cưới về, và cho thuê với giá 100.000 – 200.00 đồng/cái, tại phòng học rộng 10m2”.

Nhờ đi đầu cả về dịch vụ và giá cả nên Phương có nhiều khách. Cô bạn tiếp tục tự mày mò học thêm việc tư vấn váy cho khách, trang điểm, chụp ảnh khi cần. Áp lực về việc cân đối thời gian cho học và làm kinh doanh, Phương nhiều khi còn bắt gặp những ánh mắt coi thường của chú rể, cô dâu về địa điểm thuê váy vì tồi tàn, thiếu chuyên nghiệp (nhà Phương ở trên tầng 2 một khu tập thể nhỏ).

Sau một mùa cưới làm tại nhà, Phương quyết định chuyển ra cửa hàng mới với diện tích 120m2 ở phố Nam Đồng. Từ ý nghĩ đến hành động của Phương chỉ diễn ra trong 1 ngày. Vốn nhỏ, Phương cũng bạn bè tự trang trí, sửa chữa cửa hàng, chuyển đồ trong 2 tuần. 

Hiện cô gái sinh năm 1992 người Hà Nội đã có trong tay xưởng váy rộng 800m2 với 3000 váy cưới, áo dài và 300 áo vest. (Ảnh: Văn Chung).
Hiện cô gái sinh năm 1992 người Hà Nội đã có trong tay xưởng váy rộng 800m2 với 3000 váy cưới, áo dài và 300 áo vest. (Ảnh: Văn Chung).

Đến mùa cưới thứ hai, khi nhu cầu khách lớn Phương quyết định thuê xưởng 800m2 và xây lại toàn bộ bằng số vốn kiếm trong một năm ở cửa hàng cũ và mượn sổ đỏ của mẹ vay thêm tiền ngân hàng.

"Quyết định ấy cũng thật liều lĩnh khi mình chuyển đi đúng vào mùa thấp điểm (tháng 3), ít khách, không có nhiều tiền nên phải vay mượn lớn. Quá trình thi công xưởng váy gặp nhiều khó khăn khi chúng mình đều là những người trẻ, sinh năm 1992 đến 1998. Mọi việc đều tự mày mò nên vốn đầu tư xây dựng bị đội lên nhiều so với tính toán" - Phương nhớ lại.

Nhờ kiên trì, Phương cuối cùng đã mở được cửa hàng vào tháng 5/2015 sau hai tháng xây dựng....

Với dịch vụ đa dạng, từ phục vụ sinh viên với số tiền ít ỏi đến các đám cưới sang trọng cùng không gian thoải mái nên việc kinh doanh của 9X này khá thuận lợi. Xưởng váy của Phương hiện có 30 nhân viên. Vào các tháng cao điểm mùa cưới, thu nhập của xưởng váy trên dưới 1 tỷ đồng/tháng, tháng thấp điểm khoảng 500 triệu đồng/tháng.

Hãy cứ mạnh dạn khởi nghiệp

Gia đình không có điều kiện nhưng Phương với đam mê kinh doanh đã tập tành khởi nghiệp từ nhỏ, dần dần đi lên. Ngay từ những năm ở giảng đường Phương đã có đủ tiền lo cho bản thân và giúp mẹ lo trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Không gian rộng rãi xưởng váy cưới của Hà Phương. (Ảnh: Văn Chung)
Không gian rộng rãi xưởng váy cưới của Hà Phương. (Ảnh: Văn Chung)

"Nhớ lại những ngày đầu khi còn là sinh viên, mình có ý định

muốn mở dịch vụ cho thuê trang phục dạ hội vì thấy nhu cầu trong giới trẻ lớn. Các bạn có trang phục đẹp nhưng ít dùng có thể tập hợp lại để cho người khác thuê, cũ người mới ta. Nói với mọi người nhưng ai cũng cười mình, nghĩ nó trẻ con và không ủng hộ. Mình đã rất buồn nhưng không nản chí, vẫn tiếp tục làm kinh doanh dù không theo ý tưởng đó. Sau này dịch vụ cho thuê, bán đồ cũ nở rộ đã củng cố ý tưởng của mình không hề tệ chút nào" - Phương chia sẻ.

Theo Phương mỗi sinh viên đều có thể bắt đầu khởi nghiệp dù số vốn ít hay nhiều, chỉ cần có ý tưởng và mạnh dạn làm, không sợ thất bại hay bị chê bai. Với Phương, mỗi người chỉ sống một lần thôi, nên luôn cố gắng sống đúng những gì bản thân mong muốn. Hiện Phương đã gần hoàn tất việc đăng ký thương hiệu cho cơ sở của mình và tham vọng muốn mở rộng thương hiệu tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.