Từ tỉnh Phú Thọ vào Nghệ An 'săn' ong đất thu hàng chục triệu đồng

(Baonghean.vn) – Các huyện miền núi xứ Nghệ là “thiên đường” của các loại ong… Theo đó, nhiều người làm nghề bắt ong thu về tiền triệu. Hoạt động này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm.

Mỗi năm một lần, Nguyễn Anh Tuấn cùng 3 anh em  quê ở Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ lại vượt gần 350 km vào các huyện miền núi của Nghệ An để săn ong đất (hay còn gội là ong chần). Đây là một trong những loại ong cực độc nhưng với Tuấn khi thấy ong thì “mừng như bắt được vàng”, bởi nếu may mắn bắt được tổ ong lớn có thể kiếm chục triệu đồng mỗi ngày.

sau 1 buổi chinh phục ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nguyễn Anh Tuấn và anh em đã bắt sống được khoảng 2000 con ong Chần và 8kg nhộng ong.
Sau 1 buổi chinh phục ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nguyễn Anh Tuấn và anh em đã bắt sống được khoảng 2.000 con ong Chần và 8kg nhộng ong.

Đồ nghề của Tuấn và 3 người anh em được đựng trong 2 cái bì nhỏ, gồm 4 bộ áo mưa, găng tay, cuốc chim và lưới đựng ong... Trên 2 chiếc xe máy, 4 thanh niên này rong ruổi đi khắc các con đường và nương rẫy, hễ thấy một con ong bay là cả nhóm tiếp cận.

Thường thì cả nhóm phải đi vào rừng, leo lên đồi để “lùng” hoặc đến các gia đình nuôi ong mật để “phục” ong đất. Bởi ong đất thường hay đến bắt các ong thợ của tổ ong mật về làm "tù binh" xây tổ, chở đất ra khỏi hang cho chúng.

Ở Nghĩa Đàn, người dân nuôi nhiều ong mật nên Tuấn và các thàng viên trong nhóm chỉ việc dò hỏi đến các hộ nuôi ong để tìm manh mối ong đất.

Nếu may mắn bắt được tổ ong lớn như thế này,có thể kiếm chục triệu đồng mỗi ngày.
Nếu may mắn bắt được tổ ong lớn như thế này có thể kiếm chục triệu đồng mỗi ngày.

Tuy nhiên khi phát hiện được một vài con ong đất, đến lúc tìm thấy mục tiêu không đơn giản, lại phải một quá trình theo dõi, bám sát rất công phu, mất nhiều thời gian.

Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ: Đối với người dân địa phương ở đây thường đốt ong để lấy nhộng, trong quá trình đốt thì con ong đã chết hết, nhưng đối với những thợ săn như chúng tôi thì ong phải được bắt sống. Nhiều khi biết nguy hiểm rình rập nhưng nghề đã vận vào mình  rồi cũng khó bỏ, trong mấy anh em, ai cũng từng bị ong đất đốt.

Gọi là ong đất vì tổ ong được làm dưới đất, giống với những tổ mối. Khi bắt ong phải quan sát kỹ cửa ra và cửa vào của ong. Dùng một ống rỗng đút vào đầu bao lưới sau đó đầu còn lại đút vào cửa ra của ong. Ở cửa vào dùng rơm khô đốt, khi khói vào trong tổ, đàn ong sẽ đổ xô bay qua ống thông vào bao lưới. Để tránh bị một số con ở ngoài đốt, các thợ săn phải mặc quần áo mưa, đội mũ bảo hiểm.

Nhộng ong Chần được bán với giá 350 ngìn đồng/kg
Nhộng ong chần được bán với giá 350 ngìn đồng/kg

Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Dân mình cũng hay mua để ngâm rượu và mua nhộng để ăn. Tuy nhiên vì số lượng bắt khá lớn, ong đất sau khi bắt xong được gửi theo xe về nhập sang Trung Quốc, giá dao động từ 3.000 đồng - 4.000 đồng/con và 350.000 đồng/ 1 kg nhộng. 

Tháng nào may mắn mỗi người thu nhập được 15 triệu đến 20 triệu đồng; có tháng ít chỉ được 1 đến 2 triệu. 

Ong đất xuất hiện nhiều ở các huyện nhiều rừng núi xứ Nghệ như: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quế phong, Quỳ Châu... đang thu hút nhiều "thợ" săn ong các tỉnh khác về...

Đinh Thùy

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.