"Kỷ lục" về số sai phạm tại các doanh nghiệp dệt may

Thanh tra Bộ Lao động, thương binh và xã hội vừa công bố kết quả thanh tra tại 152 doanh nghiệp dệt may trên toàn quốc, phát hiện hơn 1.700 sai phạm tại các doanh nghiệp này.

1
Dệt may hiện đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 6.000 doanh nghiệp và trên 2,5 triệu lao động. 

Đây là chiến dịch thanh tra về lao động được Thanh tra Bộ Lao động, thương binh và xã hội triển khai thí điểm với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và sự phối hợp của 2 đối tác là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Dệt may hiện đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua với khoảng 6.000 doanh nghiệp và trên 2,5 triệu lao động. 

Trong đợt thanh tra này, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra 152 doanh nghiệp tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian 4 tháng, từ tháng 5-9/2015.

Cụ thể, các đoàn thanh tra đã phát hiện 1.786 vi phạm (trung bình 12 vi phạm/doanh nghiệp).  Đáng chú ý có tới 60 doanh nghiệp vi phạm lỗi huy động người lao động làm thêm quá số giờ quy định; 22 doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm có thai từ 7 tháng tuổi trở lên…

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh Thanh tra Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết, riêng về tiền lương, tiền công, có 47 doanh nghiệp chưa làm định mức lao động, hệ thống thang lương, bảng lương.

 36 doanh nghiệp “quên” trả lương ngày chưa nghỉ hàng năm của lao động hoặc chưa nghỉ hết số ngày, không thực hiện trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, 11 doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng Nhà nước quy định…

Nhiều doanh nghiệp đã vi phạm về an toàn lao động như không có biển cảnh báo an toàn, biển cấm, biển chỉ dẫn cho người và phương tiện qua lại; không phổ biến cho người lao động các quy định về thoát hiểm và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành; không có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát hiểm.

 Đặc biệt một số doanh nghiệp còn chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả người lao động; không tham gia huấn luyện an toàn lao động không sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân đúng mục đích công việc; bố trí cán bộ làm công tác an toàn lao động mà chưa được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động …

 Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, các sai phạm trong ngành dệt may đang diễn ra khá phức tạp. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định TPP thì các doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Doanh nghiệp muốn có nhiều bạn hàng, đơn hàng, xuất  được sản phẩm thì phải thực hiện đúng quy định pháp luật, nhất là công ước chống lao động cưỡng bức.

 Vì thế, việc "mở chiến dịch thanh tra trong ngành này là giúp doanh nghiệp khởi động thật tốt việc tuân thủ pháp luật lao động khi Việt Nam gia nhập TPP", ông Tùng nói.

Do đây là lần đầu tiên Thanh tra Bộ phối hợp với các đối tác thí điểm tổ chức thanh tra nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, hạn chế.

Đáng chú ý là người sử dụng lao động còn né tránh việc tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra, chỉ ủy quyền cho các Phó Giám đốc hoặc Trưởng phòng nhân sự làm việc. Do vậy, Đoàn không thể nắm hết được tình hình khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

“Có một số đại diện doanh nghiệp tỏ thái độ không chấp hành quyết định thanh tra hoặc không hợp tác với Đoàn thanh tra, gây khó khăn trong quá trình thực hiện thanh tra”, ông Tùng cho biết thêm.

 Được biết, năm 2016, Thanh tra Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ đề xuất thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng trên toàn quốc vì năm 2015 lĩnh vực này thường xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động.

Theo VnEconomy

tin mới

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.