Nhân rộng màu xanh rừng trồng…

(Baonghean) - Thực hiện Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) trên địa bàn tỉnh, ngoài được hỗ trợ cây giống, vật tư phân bón, xử lý thực bì và tiền công trồng rừng, người dân vùng hưởng lợi dự án còn được tham gia các tổ nhóm sinh hoạt về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng trồng… từ đó đạt kết quả thiết thực, góp phần nhân rộng màu xanh của rừng. 
Trước đây, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp ở xã Đồng Văn (Tân Kỳ) là đồi trọc, nhưng thông qua các dự án đầu tư về trồng rừng của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, thì đồi, rừng ở nơi đây được tái sinh. Một trong những chương trình đầu tư mang lại hiệu quả trong trồng rừng ở Đồng Văn là Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (trong Chương trình Phát triển ngành Lâm nghiệp của Chính phủ Việt Nam với các đối tác, nhà tài trợ). 
Vườn ươm giống keo chất lượng cao tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đô Lương.
Vườn ươm giống keo chất lượng cao tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đô Lương.
Ông Nguyễn Hồng Hải, cán bộ lâm nghiệp xã Đồng Văn cho hay: “Trong quá trình triển khai, xã gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc về việc giao đất rừng của người dân, bởi đường ranh giới phân định từng hộ chưa rõ ràng do trước đây giao theo bản đồ, tọa độ chứ không phải giao thực địa; cùng với đó là rừng phòng hộ và rừng sản xuất ở xã cũng chưa được phân định rõ ràng… Do vậy, đến năm 2013 xã mới triển khai, tuy chậm 1 năm so với các địa phương khác, nhưng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp, ngành chức năng và nhất là của BQL dự án huyện Tân Kỳ, nên đạt kết quả khả quan”.
Thông qua Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, người dân ở xã Đồng Văn được hỗ trợ cây giống keo tai tượng (giống keo Úc), vật tư phân bón, xử lý thực bì và tiền công để trồng 150 ha rừng với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Sau gần 3 năm trồng rừng bằng giống keo mới, hiện nay trên toàn bộ diện tích của dự án, cây keo tai tượng phát triển rất tốt và theo đánh giá của người dân thì đây là loại giống cây rất phù hợp, chắc chắn sẽ đạt chất lượng cao, sản lượng lớn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã có 17 nhóm nông dân trồng rừng, thu hút 595 hộ tham gia với diện tích trồng rừng 1.121 ha..
Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp bắt đầu triển khai ở Nghệ An từ năm 2012 trên địa bàn 42 xã của 6 huyện là Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu và Yên Thành. Để thực hiện tốt dự án, các địa phương hưởng lợi đã tích cực vào cuộc, thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của dự án, đồng thời thành lập 79 nhóm nông dân trồng rừng gồm 2.863 hộ thành viên. Các nhóm xây quy chế hoạt động, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tham quan mô hình… nên các hộ nông dân trồng rừng phát huy được vai trò của mình và luôn hỗ trợ nhau trong các khâu chuẩn bị, trồng rừng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng của nhóm, quản lý hành trình giống, hỗ trợ truyền đạt kinh nghiệm trồng rừng, tìm hiểu thị trường sản phẩm…
Một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực và mang tính bền vững của dự án, là công tác truyền thông, họp thôn. Công tác truyền thông được lồng ghép trong các buổi họp thôn, xóm đã từng bước giúp người dân thay đổi nhận thức và hành động thiết thực về rừng. Đặc biệt, người dân ở các xã Đồng Văn, Giai Xuân, Nghĩa Phúc, Nghĩa Bình, Phú Sơn… của huyện Tân Kỳ được hưởng lợi từ hỗ trợ hoạt động phát triển dân tộc thiểu số bằng các hình thức tập huấn, tham quan mô hình nội tỉnh với những nội dung như: Kỹ thuật trồng rừng, bảo vệ phát triển rừng và kỹ thuật nuôi lợn thịt thương phẩm; nuôi gà ri dưới tán rừng; trồng rau sạch; nuôi dê; nuôi cá nước ngọt; phát triển kinh tế hộ theo mô hình trang trại… Các hộ khi tham gia đã đón nhận một cách tích cực, mạnh dạn đầu tư vào tăng gia sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Để thực hiện được mục tiêu trồng mới 6.000 ha rừng, nhu cầu cần hơn 13 triệu cây giống keo chất lượng cao, Dự án đã thành lập 8 vườn ươm ở 6 huyện trong vùng hưởng lợi. Ông Phan Hồng Tiến - Giám đốc Công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Đô Lương cho biết: “Vườn ươm giống của đơn vị rộng 2,5 ha và năng lực sản xuất đạt 1,5 triệu cây giống đã đáp ứng đủ nhu cầu giống cây trồng rừng nguyên liệu”. Tại các Ban quản lý rừng Yên Thành (vườn ươm đạt 1,7 triệu cây giống), Nghi Lộc (1,2 triệu cây giống), Thanh Chương (2,5 triệu cây giống)… ngoài sản xuất được giống cây keo tai tượng, keo lai hom, còn sản xuất được giống cây bạch đàn mô phục vụ cho trồng rừng với chất lượng cao. 
Đến nay, tổng diện tích thiết kế trồng rừng theo Dự án được Chi cục Lâm nghiệp thẩm định và Sở NN&PTNT phê duyệt là gần 6.236 ha gồm 3.943 lô (mục tiêu của dự án trong giai đoạn 2012 - 2015 là trồng mới 6.000 ha), ngoài ra còn xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình chuyển hóa chu kỳ ngắn (gỗ nguyên liệu) sang chu kỳ dài (gỗ xẻ). Ông Nguyễn Công Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho hay: “Là địa phương triển khai dự án sớm, nên có nhiều thuận lợi trong công tác trồng rừng. Huyện được các cấp, ngành liên quan hỗ trợ việc đo thiết kế và trồng rừng trên diện tích 714,71 ha của 613 hộ ở 7 xã hưởng lợi của dự án. Do chuẩn bị tốt khâu chuẩn bị trồng rừng, đến nay Đô Lương đã trồng được gần 70 ha rừng và các xã thực hiện tốt là Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Lam Sơn, Thượng Sơn, Mỹ Sơn…”. Nhìn chung, các địa phương thuộc dự án đều thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ.
Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Trong quá trình triển khai Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp ở tỉnh ta gặp nhiều khó khăn do việc lập, phê duyệt phương án giao đất, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ tham gia trồng rừng mất nhiều thời gian, công tác giải ngân vốn trồng rừng vướng mắc do thủ tục áp khung giá đất chưa phù hợp và việc trồng rừng trên địa bàn rộng, trồng mới trên diện tích lớn, thời tiết diễn biến phức tạp…; nhưng với sự nỗ lực của các cấp, ngành liên quan và của người dân, đến nay 6 huyện trong vùng dự án đã trồng mới được 6.149,76 ha gồm 3.662 lô, đạt 98,62% kế hoạch - vượt chỉ tiêu trồng rừng mà Ban điều phối Trung ương Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp dự kiến ban đầu là 6.000 ha”. 
Hoàng Vĩnh

tin mới

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.