Mỹ thiết lập liên minh “NATO của Arab” để kiềm chế Iran

(Baonghean.vn) - Mặc dù Mỹ đang hình dung về một liên minh quân sự mới, như một công cụ để đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Iran, vốn nhằm vào các nước theo chế độ quân chủ ở vùng Vịnh và Trung Đông, song có nhiều rào cản trên lộ trình thiết lập khối quân sự Arab này.
Máy bay chiến đấu F-16 của không quân UAE. Ảnh: Getty
Máy bay chiến đấu F-16 của không quân UAE. Ảnh: Getty
Theo tờ Defense News, một liên minh NATO của Arab sẽ bao gồm 6 quốc gia vùng Vịnh, gồm: Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kuwait, Bahrain, Oman, Qatar, cùng với Ai Cập và Jordan.

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Bahrain, Thiếu tướng al-Khalifah, cho rằng đây là ý tưởng của Mỹ và được các nước vùng Vịnh Arab nhất trí.

Ông hy vọng liên minh này sẽ thành công, mặc dù "mới đang ở giai đoạn khởi đầu". Hồi tháng 10 vừa qua, Ngoại trưởng Bahrain cho biết liên minh an ninh vùng Vịnh này có thể được thành lập muộn nhất vào đầu năm tới.

Hiện nay, toàn bộ 8 nước thành viên tiềm năng của liên minh quân sự mới có chung quan ngại liên quan tới Iran và các nhóm vũ trang được Tehran hậu thuẫn đang hoạt động tại nhiều nước ở Trung Đông.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung ương của Không quân Mỹ, Trung tướng Joseph Guastella khẳng định: "Iran tiếp tục gây rủi ro cho các quốc gia khác và là nhân tố gây bất ổn trên khắp khu vực. Họ âm mưu phá vỡ cán cân quyền lực và gây hại cho kế sinh nhai của người dân",

Theo ông Guastella, kinh nghiệm thiết lập và hoạt động của chính khối quân sự NATO có thể giúp ích cho việc thành lập một phiên bản liên minh Arab.

Chuyên gia Vladimir Sazhin nghiên cứu Trung Đông thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông tại Học viện Khoa học Nga cho rằng: "Mọi người đã nhắc tới liên minh NATO-Arab từ vài năm nay". 

Theo ông, kế hoạch đã được đưa ra nhằm kéo Israel tham gia vào liên minh này. Tuy nhiên, thay vì trở thành thành viên toàn diện, Israel sẽ cung cấp thông tin tình báo cho liên minh này. Mỹ cũng được cho là sẽ tham gia với tư cách tương tự, cung cấp mọi phương thức cần thiết song không phải thành viên chính thức. 

Tuy nhiên, chuyên gia này nghi ngại: "Kể cả khi được thành lập, liên minh quân sự Arab này sẽ thiếu sự hiệu quả và khả năng ra quyết định, nhưng trong mắt công chúng sẽ là liên minh rất tích cực".

 Mỹ đang hình dung về một liên minh quân sự mới ở vùng Vịnh để đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Iran. Ảnh: AP
Mỹ đang hình dung về một liên minh quân sự mới ở vùng Vịnh để đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Iran. Ảnh: AP
Trong khi đó, bà Elena Suponina, cố vấn giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, nhận định: "Một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc vương các nước vùng Vịnh đáng nhẽ diễn ra vào mùa Thu năm nay tại Mỹ. Chủ đề bàn thảo chính trong chương trình nghị sự sẽ là sự thành lập một liên minh chiến lược Trung Đông, mà theo giới phân tích đây chính là khối NATO của Arab".

Tuy nhiên, hội nghị này bị lùi lại tới nửa đầu năm 2019, một phần là do cuộc khủng hoảng xoay quanh vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi. 

Theo bà Suponina, sẽ rất khó cho Mỹ thành lập một liên minh như vậy, do còn quá nhiều sự hỗn loạn trong khu vực, cùng với mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Qatar còn trong tình trạng mờ mịt./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.