NASA gia hạn hợp đồng trị giá 490 triệu đô la với Nga

(Baonghean.vn)- Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ hôm thứ 4 ngày 5/8 cho biết, NASA đã gia hạn một hợp đồng trị giá 490 triệu đô la Mỹ với Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga nhằm đưa các phi hành gia Mỹ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Tàu
Con tàu vũ trụ Soyuz của Nga đang cất cánh đưa các phi hành gia các nước lên ISS. Ảnh : Reuters

NASA cho hay hợp đồng này có hiệu lực đến hết năm 2019, gia hạn một văn kiện hai bên đã ký trước đó và sẽ hết hiệu lực vào năm 2017. Theo hợp đồng gia hạn này, khoản tiền 490 triệu USD gồm chi phí đưa 6 phi hành gia của Mỹ lên ISS bằng tên lửa Soyuz. Với chi phí này, mỗi chỗ ngồi trên Soyuz có giá lên tới hơn 80 triệu USD.

Thỏa thuận Mỹ phải trả Moscow 80 triệu đô la Mỹ cho mỗi chỗ ngồi trên Soyuz ra đời trong bối cảnh mối quan hệ Nga – Mỹ đang ở mực thấp nhất khi Washington vừa mới tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga vì Ukraine.

Lý giải cho quyết định trên, phía NASA chỉ rõ nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc giới lập pháp Mỹ không rót đủ kinh phí cho "Chương trình Đội bay Thương mại" (Commercial Crew Program), một kế hoạch gồm nhiều giai đoạn nhằm hiện thực hóa tham vọng của Mỹ là đến năm 2017 triển khai các chuyến bay bằng tàu vũ trụ do Mỹ sản xuất.

“Thật không may, trong 5 năm gần đây, Quốc hội … không có đủ kinh phí để tài trợ cho “Chương trình Đội bay Thương mại” – người đứng đầu NASA, Charles Bolden viết trong bức thư gửi Quốc hội Mỹ. “Việc này đã dẫn đến các phi hành đoàn Mỹ phải tiếp tục dựa vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để có thể bay vào không gian”.

NASA đã cho dừng chương trình tàu con thoi của mình vào năm 2011, và có hợp tác với các công ty tư nhân hàng đầu Hoa Kỳ như SpaceX và Boeing để phát triển các tàu vũ trụ đưa các phi hành gia vào không gian.

Nhưng sự thiếu hụt tài chính đã khiến các công ty nói trên gặp khó khăn khi sản xuất tàu vũ trụ. Điều này đã buộc NASA tiếp tục viện đến sự hợp tác của đối tác Nga.

NASA hy vọng sẽ có thể thực hiện các chuyến bay vào năm 2017 nhưng Ngân sách tài khóa đề xuất bởi Thượng viện sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 sắp tới có thể gây ảnh hưởng đến Commercial Crew Program, làm đình trệ lịch trình và chi phí sẽ tăng cao hơn.

                                                                                                                                                        Võ Ngọc  Trung (Nguồn Reuters)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.