Nga thử nghiệm tàu ngầm có thể mang tới 300 đầu đạn hạt nhân

Theo Nguyễn Hoàng (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tàu ngầm lớp Borei-A của Nga có sức mạnh đáng nể nhờ được trang bị  tới 30 tên lửa Bulava, mỗi quả chứa 10 đầu đạn hạt nhân.
Nga thử nghiệm tàu ngầm có thể mang tới 300 đầu đạn hạt nhân ảnh 1

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei-A đầu tiên của Nga  Knyaz Vladimir trong lễ hạ thủy ngày 17/11/2017. Ảnh: RT.

Knyaz Vladimir, tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei-A đầu tiên của Nga, đang được các kỹ sư nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố Severodvinsk thử nghiệm trên biển trước khi bàn giao cho hải quân nước này, RT ngày 3/12 dẫn nguồn tin quân sự.

Knyaz Vladimir là chiếc đầu tiên trong 5 tàu ngầm thế hệ 5 Đề án 955A của Nga. Tàu được khởi đóng năm 2012 và hạ thủy vào ngày 17/11 năm ngoái. Ngoài  Knyaz Vladimir, hải quân Nga đang tiếp tục hoàn thiện 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei-A khác là  Knyaz Oleg, Generalissimo Suvorov, Alexander Đại đế III và  Knyaz Pozharsky.

Tàu ngầm lớp Borei được thiết kế để thay thế các tàu lớp Akula và Delfin như một thành phần chính trong bộ ba răn đe hạt nhân của Nga. Tàu dài 170 m, rộng 13,5 m và có lượng giãn nước 24.000 tấn, tốc độ tối đa khi lặn đạt tới 56 km/h, tầm hoạt động không giới hạn.

Vũ khí chính của lớp Borei là 16-30 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-30 (RSM-56) Bulava, cũng như các loại tên lửa hành trình khác. Mỗi quả tên lửa Bulava có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, đạt tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km, giúp tàu mang được tối đa 300 đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có kích thước nhỏ gọn, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, tốc độ bay và khả năng cơ động cao, cho phép nó vượt qua nhiều lá chắn tên lửa đạn đạo tối tân hiện nay.

Với số tên lửa này, các chuyên gia đánh giá uy lực của một tàu ngầm lớp Borei có thể vượt trội cả một đội quân lớn. Tàu ngầm hạt nhân là thành phần hiệu quả, tự động và dễ ẩn mình nhất trong bộ ba răn đe hạt nhân của Nga. Chúng có thể hoạt động cách bờ hàng nghìn km và không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Trong khi đó, các tàu lớp Borei-A nâng cấp được cải tiến đáng kể về hệ thống thông tin liên lạc, độ ồn cũng như diện tích khoang dành cho thủy thủ đoàn.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.