Ngọt lành đặc sản quê nhà

(Baonghean) - Cữ tháng Tư, tháng Năm trở đi, nắng trên đất Nghệ đã bắt đầu riết róng. Người nội trợ các gia đình bắt đầu í ới hỏi nhau: “Nóng thế này, hôm nay ăn gì cho… mát?” Thịt thà vừa đắt đỏ, vừa ngán ngấy; gà qué chỉ đôi bữa đổi món chủ vị; nem công, chả phượng chẳng phải nhà nào cũng có điều kiện để ăn, thì bấy giờ, những rau, những hến, những cá trích, nghêu ngao… có dịp trưng ra, phô phang giá trị vừa ẩm thực tinh túy, vừa vị thuốc giải nhiệt của mình trên mâm cơm ngày nóng…

Có xứ nào như xứ “nhà choa”, khi mà món ngon cũng kết từ vị đắng, như thể, mọi nhọc nhằn, lam lũ đời thường của con người đã đọng nơi vị giác, làm nên thứ “thần khẩu” lạ kỳ? Không biết còn nơi nào trên đất Việt này có loài cây lá lằng nữa hay không, chứ ở miệt biển Quỳnh Lưu hay các vùng đồi Yên Thành, Nghĩa Đàn xứ Nghệ, loài thực vật được các nhà y dược nước Nam kê vào họ nhân sâm ấy thịnh lắm. Thịnh, nghĩa là người ta mong mỏi chờ đợi đến cữ tháng 5, tháng 7 để rủ cả … làng kéo nhau đi hái lá. Thứ lá bánh tẻ dày dặn, xanh ngằn ngặt mới được chuộng, bởi khi nấu sẽ cho ra vị đắng thâm thúy mà ngọt hậu, chứ không phải thức canh đắng lờn lợt như nấu từ vị lá non.
 
Có được nguyên liệu chủ vị ấy rồi, các bà, các mẹ gắng thu xếp đi chợ sớm, chọn cho kỳ được mớ tôm sông tanh tách, hoặc cá trích biển óng vảy tươi xanh. Cá hoặc tôm tao sơ với mấy củ hành tăm tròn mẫm vườn nhà, thì dẫu đứng cách xa mươi mét vẫn ngửi thấy mùi thơm quyến rũ, “khuấy” khứu giác cồn cào trong nỗi xao động chực chờ nhập cuộc. Vị tanh tao của cá, của tôm, vẻ nõn nà tươi hồng như màu gạch non, cho ra cái “điệu” nước canh ngọt lừ, ngọt một cách hiền lành êm dịu, ngọt một cách thành thực thiên nhiên. Chờ nước canh sôi bùng lên, thả vội vài nắm lá lằng đã thái mịn rồi nhanh tay vùi lửa. Lúc này, nồi nước canh có đủ sắc xanh, vẻ hồng, thoáng ánh mỡ dập dìu làm nền cho làn khói mỏng dâng lên. Bữa cơm ngày nóng của nhà khó hay nhà giàu, cũng đều chung cái xùm xụp chan chan, húp húp cho đã đời châu thân của món canh lá lằng đặc sắc. Thức canh mà cũng là vị thuốc, vừa giải nhiệt, tiêu thực, tiêu viêm, vừa có tác dụng bổ máu, bồi bổ sức khỏe, âu cũng là cái khéo của người dân xứ Nghệ.
Nộm rau nhót
Mùa hạ phương xa, chập chiều có đợt gió nam về, thấy lòng cuộn lên nỗi nhớ khôn tả. Ngọn gió lạ lùng, gợi một nỗi nhớ gì nao nao, man mác tình quê nhà. Mà nhớ gì? Nhớ tất cả, mà không nhớ gì rõ rệt...
 
Có thể là nhớ một triền đê, một bờ ruộng, một nại muối? Nhớ một loài cây mọc hoang trên đầm bãi, tựa như loài hoa mười giờ, mẹ vẫn sai đi hái mỗi chiều. A! Là nỗi nhớ cây rau nhót! Cữ gió nam này, rau nhót vươn từng đám sát sạt, quơ tay rũ bớt đất là có ngay mớ rau cho món ngon bữa chiều. Rau nhót “ăn” sương bên các nại muối mặn mòi miệt Diễn Châu, Quỳnh Lưu nên vị đặm đà đặc trưng. Ngày thiếu đói, rau nhót được “dặm” vào nồi cháo, còn giờ, người ta chủ yếu chuộng món nộm rau nhót. 
Nộm mà lại nộm rau, dĩ nhiên nguyên liệu chủ vị vẫn là rau nhót, thêm vào lỉnh kỉnh dăm ba phụ vị như lạc rang, giá đỗ, cà rốt, lá chanh, ớt cay... Tất tần tật trộn đều, gia giảm gia vị đậm, nhạt, món nộm không dâng hương như món canh, món hầm, nhưng toát vẻ ngọt mát lộc nõn,  dân dã thanh tao, hễ đã ghém lên một đũa, thì ắt hăm hở gắp đằm tay đũa thứ hai, thứ ba... Món nộm rau nhót tính hàn, cho thú ẩm thực thỏa chí vẫy vùng, thăng hoa giữa muôn vị chua - cay - mặn - ngọt, có bùi béo lạc rang, có mát giòn của giá, có giòn sật mát lạnh của rau nhót... Ăn bữa nộm rau nhót, giữa lúc hít hà mà gặp đúng cơn gió nam lùa qua lưng mát rượi, thì thấy thực mùa hè chẳng nóng là mấy, mà đời thì đã đến thế này là cùng!
Hến xào giá
Hiếm có món ăn nào vừa là món ăn đưa cơm, vừa là món ăn chơi, món “mồi” bàn nhậu tuyệt đỉnh như hến xào giá. Nhiều vùng miền khác cũng có món này, nhưng với ẩm thực xứ Nghệ, để làm món hến xào giá ngon, thì công phu bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào.
 
Hến là thứ hến sông Lam ngọt lừ, luộc lên không trong leo lẻo mà đậm đà tựa màu nước gạo mùa. Hến sông Lam nhỏ con, nhưng béo và sạch lòng, ruột đặc, vị đậm thơm. Hến ấy mang đãi sạch, luộc vừa mở miệng, tách ruột để ráo nước. Đoạn, quay qua chế biến các nguyên liệu phụ: đập dập dăm củ hành tăm, chọn giá mũm mĩm ngọt nước, nắm gia vị hành, mùi thơm nức vườn nhà... Canh chừng lửa to, bắc bếp phi nhanh hành tăm, đảo quyện tay âu ruột hến nõn nà, nhanh nhanh chóng chóng thả giá vào trộn đũa rồi tắt bếp. Chút muối, chút tiêu, chút hành lá, lúc này, mùi thơm lừng đã lan vào từng khoang khứu giác, kích thích vị giác, giục giã bản năng mau mau, chóng chóng mà an tọa, mà bẻ một miếng bánh đa Đô Lương dày vừng đen, xúc mạnh tay gắp hến xào giá, nhồm nhoàm tận hưởng cho thật đã từng milimet thú ẩm thực đê mê. 
Món ăn giản dị và rẻ tiền vậy thôi, mà khiến cho bao người con xứ Nghệ xa quê và cả khách thập phương “ghi tâm khắc cốt”. Nhớ về món ăn, là dường như nhớ cả dáng hình tần tảo của mẹ bên dòng Lam giang, nhớ cả triền đê vời vợi gió, nhớ những bữa ăn đoàn viên giữa ngày mùa vội vã, nhìn hắt ra cánh đồng nhuộm vàng tháng Năm, thấy nắng nóng dường như cũng vợi đi nhiều...
Cháo nghêu 
Thử tưởng tượng một chiều mùa hè oi nồng, trốn những xô bồ, ồn ã của nhà lầu, cao ốc, mà về trước biển Cửa Lò mơn man chân sóng, thỏa thuê “đắm” trong miền ẩm thực ngọt lành xứ biển mặn mòi, đời còn thú tận hưởng nào bằng? Mà đã về với biển, sau “chặng” thử nghiệm danh sách hải sản giàu chất đạm, thì hẵng đừng quên món cháo nghêu giải nhiệt, tiêu thực đã được dân bản xứ tôn lên vào hàng quý phẩm.
 
Con nghêu vùng chân sóng tươi rói, tanh tao vị đặc trưng của biển, thế mà e ấp sau lớp vỏ trắng hoặc nâu là rười rượi nõn nà thớ thịt ngọt lừ. Nghêu tươi chỉ cần sàng qua vài lượt nước cho sạch cát, rồi cứ thế luộc lên. Canh lửa chừng sôi bùng, nghêu hé miệng là bắc xuống. Nước luộc nghêu dùng để hầm cháo vừa bung hoa là đạt, rồi trộn với ruột nghêu đã tao với hành tăm đậm đà cho thật săn chắc, múc ra bát, thả vài gắp hành tăm và lá tía tô thái chỉ. Cháo nghêu ăn nóng mới ngon, vừa ăn, vừa xuýt xoa, vừa hít hà, thi thoảng “hãm” lại cái đà ăn uống hăm hở, để từ tốn nhấm nháp thức ruột nghêu dai dai, ngòn ngọt, thơm thơm... Ăn cháo nghêu đến kễnh bụng đã đời, vẫn chẳng lo chứng bệnh đường ruột, dạ dày... do chất đạm có trong hải sản. Tự thân loài nghêu tính mát, cộng thêm cháo gạo thoang thoảng rất nhẹ bụng, quyện hòa dịu dàng làm nên sức mời gọi thật khó cưỡng!

Phước Anh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

(Baonghean.vn) - Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Lưu giữ điệu ru của người Thái cổ

Lưu giữ điệu ru của người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Để lưu giữ những làn điệu ru con của dân tộc Thái, các thành viên CLB Bảo tồn bản sắc văn hóa Thái tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) đã thay nhau tìm hiểu, ghi chép lại các điệu hát ru, đồng thời tổ chức các lớp học để truyền dạy cho con cháu.

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.