Người "tôn vinh" con sứa biển quê

(Baonghean) - Với quyết tâm làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Vinh - xóm Tiền Tiến, xã Diễn Kim, Diễn Châu, đã theo nghề chế biến sứa, vừa làm giàu cho gia đình vừa lan tỏa kinh nghiệm làm ăn trong cộng đồng…
Chị Vinh kiểm tra quá trình chế biến sứa.
Chị Vinh kiểm tra quá trình chế biến sứa.
Sinh ra và lớn lên ở xã vùng biển Diễn Kim, chị Nguyễn Thị Vinh cũng đã làm nhiều nghề như chế biến nước mắm, ruốc, buôn bán cá. Năm 2000,  nhận thấy con sứa biển được bà con ngư dân địa phương khai thác về rất nhiều và bán rất rẻ cho các tư thương Trung Quốc, trong khi nếu qua chế biến, sứa được bán ra thị trường với giá gấp hàng chục lần bán “thô” như thế. Sau khi tìm hiểu thị trường, học hỏi kỹ thuật chế biến, chị Vinh bàn bạc với chồng là anh Đinh Văn Khánh, mở cơ sở chế biến sứa đầu tiên ở huyện Diễn Châu.
Để chủ động nguồn nguyên liệu và khép kín từ khâu khai thác đến chế biến, chị Vinh đã đầu tư trực tiếp cho ngư dân địa phương đóng mới 80 chiếc bè mảng, suất đầu tư mỗi bè 5 triệu đồng (một nửa trị giá của mỗi bè). Toàn bộ sứa của ngư dân ở các xã vùng biển Diễn Châu được gia đình chị thu mua, những ngày cao điểm có thể thu mua tới 150 tấn sứa. Chế biến sứa biển là nghề khá mới mẻ với người dân vùng biển nên để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chị thuê 2 chuyên gia kỹ thuật về tận nơi hướng dẫn cách chế biến, cách trộn hương liệu biến con sứa mềm trở thành món đặc sản biển có độ giòn, hương vị đặc biệt. Bản thân chị Vinh trực tiếp lựa chọn nguyên liệu, hướng dẫn nhân công tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng những tiêu chí khắt khe khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Mùa sứa của vùng biển Diễn Châu thường tập trung từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Thời điểm này, mỗi ngày chị Vinh phải thuê tới 50 công nhân thời vụ và 15 công nhân thường xuyên mới có thể thu mua hết cho dân. 
Gia đình bà Nguyễn Thị Hường đã 14 năm nay bán sứa cho cơ sở chị Vinh, cho biết: Gia đình trước đây rất khó khăn nhưng khi được chị Vinh hỗ trợ cho nguồn vốn đóng bè đánh bắt sứa rồi được chị thu mua với giá cả phù hợp, sòng phẳng, đánh bắt về đến đâu cơ sở chị Vinh thu mua hết đến đó. Như trong tháng 3 vừa rồi có khi gia đình khai thác mỗi ngày đến 2 tấn sứa, thu trên 2 triệu đồng. Ngoài ra, chị Vinh còn thành lập thêm 2 cơ sở thu mua và chế biến sứa ở Hà Tĩnh và Quảng Bình để đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng cho khách.
Vừa tìm mối xuất khẩu sứa ra nước ngoài, chị Vinh còn tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước để giảm bớt rủi ro. Nhờ chất lượng đảm bảo nên sứa của cơ sở Khánh Vinh chế biến ra đến đâu, khách hàng tìm đến đặt hàng hết đến đó, trung bình mỗi năm cơ sở thu mua 3.500 tấn sứa và chế biến được 350 tấn, đạt doanh thu 7 tỷ đồng. Khi hết mùa sứa, mỗi năm chị còn thu mua 300 tấn cá các loại ở huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu ra nước ngoài cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Anh Khánh - chồng chị Vinh cũng năng động vào Nam, ra Bắc tìm kiếm thị trường, mở thêm các cơ sở sản xuất ở các tỉnh. 
Từ sự khởi đầu của chị Vinh mà đến nay Diễn Châu đã phát triển thêm 3 cơ sở thu mua chế biến sứa, giúp cho khoảng 500 ngư dân có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi mùa khai thác sứa. Tuy mải miết với công việc làm ăn nhưng chị Vinh luôn quan tâm chăm lo cho gia đình, con cái. Các con của anh, chị đều ngoan ngoãn, chăm chỉ và học giỏi. Chị Vinh cũng dành thời gian tham gia vào câu lạc bộ nữ doanh nghiệp huyện, tích cực ủng hộ các phong trào từ thiện của Hội Phụ nữ xã và huyện. Trung bình mỗi năm gia đình chị ủng hộ 20 triệu đồng cho hoạt động từ thiện. Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vượt qua đói nghèo của người phụ nữ vùng biển, năm 2009, chị được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam mời dự hội nghị “Phụ nữ điển hình trong phong trào thi đua yêu nước”.
Mai Giang
Đài TT-TH Diễn Châu

tin mới

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.