Nhật Bản thông qua các biện pháp trừng phạt mới chống Triều Tiên

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 19/2 phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới chống Triều Tiên nhằm phản ứng việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa mang vệ tinh gần đây.

Xe chở hàng hóa và công dân Hàn Quốc rời khỏi khu công nghiệp Kaesong ngày 11/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xe chở hàng hóa và công dân Hàn Quốc rời khỏi khu công nghiệp Kaesong ngày 11/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các biện pháp mới được thông qua gồm cấm các tàu của nước thứ ba đi vào Nhật Bản sau khi đã qua các cảng Triều Tiên, cấm chuyển hàng hóa hoặc tiền tới Triều Tiên. 

Những biện pháp này nằm trong gói các biện pháp trừng phạt Triều Tiên mà Chính phủ Nhật Bản công bố hôm 10/2 nhằm ngăn chặn các dòng tiền, người và hàng hóa tới Triều Tiên.

Trước đó, ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành đạo luật tăng cường trừng phạt kinh tế chống Triều Tiên, trong khi Hàn Quốc cũng đã ngừng hoàn toàn các hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong nằm trên lãnh thổ Triều Tiên.

Phản ứng trước quyết định trên của ông Obama, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết tình hình hiện nay tại bán đảo Triều Tiên đang phức tạp và nhạy cảm, "các bên liên quan nên bình tĩnh và kiềm chế."

Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh: "Các vấn đề nóng không thể được giải quyết bằng trừng phạt hay sức ép. Mọi hành động có thể ảnh hưởng tới lợi ích của bên thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình"./.

Theo Vietnam+

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.