Nhật cam kết giúp Đông Nam Á tăng cường năng lực an ninh

Nhật Bản sẽ giúp các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực an ninh để đối phó với những hành động đơn phương, nguy hiểm và cưỡng chế ở Biển Đông.

nhat-cam-ket-giup-dong-nam-a-tang-cuong-nang-luc-an-ninh

 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. Ảnh: Reuters

Ở Biển Đông, chúng tôi đã chứng kiến ​"việc cải tạo đất ​quy mô lớn và nhanh chóng, xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani hôm nay cho biết trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore.

Ông không nhắc đến Trung Quốc trực tiếp nhưng Reuters nhận xét rằng bình luận của ông nhằm vào Trung Quốc. "Không có quốc gia nào đứng ngoài vấn đề này", ông nói thêm.

Tokyo lo lắng rằng việc Bắc Kinh kiểm soát đường thủy mà qua đó khoảng 5 nghìn tỷ USD thương mại đi qua sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Nhật Bản, đồng thời đưa Trung Quốc một bước gần hơn đến việc mở rộng ảnh hưởng tại biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.

Để giúp Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, Nhật Bản đang giúp họ nâng cao khả năng giám sát, tiến hành các bài tập huấn luyện chung và hợp tác trong việc phát triển thiết bị mới.

"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải nâng cao năng lực các nước trong khu vực bằng cách kết hợp huấn luyện chung, hỗ trợ xây dựng năng lực, thiết bị quốc phòng và hợp tác công nghệ, ông Nakatani nói thêm.

Trong tháng 5, Nhật Bản công bố viện trợ quân sự trực tiếp đầu tiên cho nước ngoài, với một thỏa thuận tạm thời để cho Philippines thuê 5 máy bay TC-90 King Air, được sử dụng như máy bay tuần tra. Manila cũng muốn sử dụng máy bay tuần tra Lockheed Martin P3-C của Nhật Bản để theo dõi tàu ngầm Trung Quốc gần vùng biển của mình.

Nhật Bản cũng đang thúc đẩy quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam, Indonesia và các quốc gia khác xung quanh Biển Đông.

Ông Nakatani cũng kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague, nơi Philippines đang thách thức yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh.

"Bất kỳ phán quyết hay quyết định của tòa đều cần được thực hiện đầy đủ bởi các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn, phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan", bộ trưởng Nhật Bản cho biết.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng tòa không có thẩm quyền xử vụ kiện và khăng khăng nói rằng họ sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào.

Theo VNE

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.