Nhật –Trung "đôi co" vì Bắc Kinh kéo 16 giàn khoan sát vùng biển Nhật

Nhật Bản và Trung Quốc liên tục “đáp trả” nhau về việc Bắc Kinh đưa 16 giàn khoan dầu khí tới khu vực biển đang tranh chấp giữa 2 nước.
Trang Channel News Asia của Singapore ngày 23/7 đưa tin: Nhật Bản và Trung Quốc đang có những động thái đáp trả nhau tại Biển Đông và Hoa Đông.
Theo giới chức Tokyo ngày 22/7, Trung Quốc đã đưa 16 giàn khoan dầu khi tới gần biên giới trên biển với Nhật Bản, động thái được cho là để phản đối Sách trắng Quốc phòng 2015 của Nhật Bản, Dự luật an ninh mới cũng như việc Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe lên tiếng về vấn đề căng thẳng Biển Đông.
Nhật Bản vừa công bố hình ảnh Trung Quốc lắp đặt giàn khoan gần biên giới trên biển với Nhật (ảnh: Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Nhật Bản)
Nhật Bản vừa công bố hình ảnh Trung Quốc lắp đặt giàn khoan gần biên giới trên biển với Nhật (ảnh: Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Nhật Bản)

Trong Sách trắng Quốc phòng 2015, Chính phủ Nhật cũng công bố hình ảnh vị trí của các giàn khoan được chụp từ trên cao. Theo đó có tới 12 công trình ngoài khơi, là bằng chứng rõ nét cho thấy Bắc Kinh đơn phương khai thác dầu và khí đốt ở khu vực tranh chấp giữa 2 nước trên biển Hoa Đông.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết những hình ảnh mới cho thấy “tổng số công trình Trung Quốc lắp đặt ở vùng biển tranh chấp trong vòng 2 năm qua đã lên tới con số 16”. Theo phía Nhật, việc Bắc Kinh tiếp tục đơn phương khai thác tài nguyên, theo đó đi ngược lại hiệp định song phương từng ký hồi năm 2008 về việc cùng khai thác khí đốt trên Biển Hoa Đông.
Đáp lại, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng: “Việc Nhật Bản công bố hình ảnh vị trí các giàn khoan ở khu vực biển Hoa Đông là hành động khiêu khích, không mang tính xây dựng, thậm chí cản trở nỗ lực đối thoại song phương”. Trong một tuyên bố vào cuối ngày 22/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ  có quyền để phát triển các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở vùng biển không có tranh chấp và thuộc thẩm quyền của mình.
Tokyo từ lâu đã nghi ngờ Bắc Kinh vi phạm thỏa thuận chung, tự ý khai thác dầu ở vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn EEZ, 200 hải lý. Nhật Bản cũng lo ngại Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng các trạm radar hoặc các căn cứ cho các máy bay hoặc máy bay khác để giám sát không phận và hoạt động trên biển gần chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư./
Theo VOV.VN

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.