Những hy sinh thầm lặng của cô giáo cắm bản trên đỉnh núi Phà Cà Tủn

Đức Anh - Thành Chung

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) -Những cô giáo cắm bản hy sinh tình riêng, chấp nhận băng rừng, vượt núi đến với bản Nậm Tột, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, với mong ước dựng xây tương lai cho con trẻ. Hạnh phúc của những người giáo viên này chỉ đơn giản là mỗi ngày được thấy học sinh đến trường đầy đủ.

BNA_9908.jpg
Bản Nậm Tột, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong đứng chân trên đỉnh núi Phà Cà Tủn, là nơi cư trú của đồng bào Mông. Nơi đây không điện, không sóng điện thoại, không Internet, không chợ... điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn. Ảnh: Đức Anh
BNA_9840.jpg
Bên cạnh đó, Nậm Tột cũng được xem là một trong những bản có giao thông đặc biệt hiểm trở. Những ngày thời tiết thuận lợi, để đi từ trung tâm xã vào bản bằng xe máy phải mất gần 3 giờ. Vào mùa mưa bão nơi đây thường bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Ảnh: Đức Anh
BNA_9875.jpg
Hiện có 23 trẻ đang theo học tại điểm trường Nậm Tột, Trường Mầm non Tri Lễ. Để đến với điểm trường lẻ này, các cô giáo luôn phải đối diện với nhiều hiểm nguy rình rập. Thế nhưng, bằng tình yêu trò, vì sự nghiệp "trồng người", các cô vẫn không quản ngại khó khăn, vất vả để ngày ngày mang tình yêu thương đến với các em. Ảnh: Đức Anh
BNA_0019.jpg
Tại điểm trường Nậm Tột, do chỉ có 23 trẻ từ 3 đến 5 tuổi, nên Trường Mầm Non Tri Lễ phải tổ chức lớp ghép. Ngày ngày được nghe tiếng ríu rít cười đùa đầy hồn nhiên của những đứa trẻ là niềm hạnh phúc với 2 cô Vi Thị Tình và Già Y Xìa. Ảnh: Đức Anh
BNA_9971.jpg
Ngoài việc giảng dạy chương trình theo đúng quy định, 2 giáo viên nơi đây luôn tăng cường nói chuyện, tâm tình, qua đó giúp các em có điều kiện tiếp cận với tiếng phổ thông nhiều hơn. Ảnh: Đức Anh
BNA_0070.jpg
Tiết học vận động của trẻ mầm non tại điểm trường Nậm Tột. Ảnh: Đức Anh
BNA_0183.jpg
Cô giáo Già Y Xìa chia sẻ: "Nậm Tột là bản đặc biệt khó khăn. Để mưu sinh, cha mẹ của các em thường phải rời nhà, rời bản đi làm ăn xa. Các em phải sống với ông bà. Chính vì thế, các em rất hạn chế trong việc giao tiếp, chỉ nói được tiếng Mông. Tuy nhiên, trải qua thời gian được đến lớp, giờ đây các em đã mạnh dạn hơn, được trang bị thêm nhiều kỹ năng hơn. Qua đó, giúp các em tự mình chăm sóc được bản thân". Ảnh: Đức Anh
BNA_0220.jpg
Giúp các em nói tiếng phổ thông tốt hơn cũng chính là tiền đề quan trọng để các em bước tiếp con đường học tập ở các bậc cao hơn. Ảnh: Đức Anh
BNA_0368.jpg
Điểm trường Nậm Tột được tổ chức theo hình thức bán trú dân nuôi. Phần đa cặp lồng cơm các con mang đến lớp ăn trưa chỉ có cơm với bí, su su luộc hoặc măng, cà xào mỡ; họa hoằn lắm mới có thêm miếng thịt, quả trứng hoặc con cá mắm. Thương trò, các cô vẫn thường san sẻ phần thức ăn vốn không nhiều của mình cho các em. Ảnh: Đức Anh
BNA_0413.jpg
Tình yêu thương của các cô đã giúp cho các em đỡ tủi thân so với bạn bè, cũng như có thêm chút dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. Ảnh: Đức Anh
BNA_0355.jpg
Nậm Tột là bản chưa có chợ, để đủ lương thực trong 1 tuần làm việc, các cô phải mang thực phẩm từ nhà đến trường. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, trường bị chia cắt, để vượt qua thời khắc khó khăn, các cô phải tự đi vay mượn gạo, rau của bà con trong bản. Ảnh: Đức Anh
BNA_0482.jpg
Vào Nậm Tột, 2 cô giáo đành gửi con ở lại cho chồng, ông bà chăm sóc… Những buổi chiều muộn ở nơi núi xa, nỗi nhớ con, nhớ nhà cứ quay quắt. Thói quen đã thành bản năng, 2 cô giáo lại lần mò mở chiếc điện thoại không còn nhiều pin để ngắm ảnh con, xem những thước video về con và mong chờ trời sáng để nỗi buồn nguôi ngoai, mong thời gian nhanh trôi đến thứ Sáu cuối tuần... Ảnh: Đức Anh
BNA_0275.jpg
Món quà mộc mạc của các em mang đến tặng cô nhân ngày 20/10, là nguồn động lực lớn để các cô tiếp tục yêu mảnh đất này và nỗ lực để vượt qua những khó khăn thường ngày phải đối diện. Ảnh: Đức Anh
BNA_0157.jpg
Sự tận tâm của các cô đã góp phần giúp các em trưởng thành hơn từng ngày, là tiền đề giúp các em có tương lai tươi sáng. Ảnh: Đức Anh

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.