Những phát ngôn gây sốc của tân ngoại trưởng Anh

Cựu thị trưởng London Boris Johnson, người vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng Anh, không ít lần đưa ra phát ngôn gây sốc liên quan đến chính khách hay người dân các nước.

nhung-phat-ngon-gay-soc-cua-tan-ngoai-truong-anh

Tân Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP.

Mới đây, tân Thủ tướng Anh Theresa May bất ngờ bổ nhiệm nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền Boris Johnson ngồi vào ghế ngoại trưởng để lèo lái con thuyền nước Anh sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Là thủ lĩnh của phong trào Brexit và giờ đây nắm giữ trọng trách về chính sách đối ngoại của Anh, ông Johnson lại là một người gây nhiều tranh cãi, khi từng nhiều lần vạ miệng xúc phạm đến chính khách và người dân nhiều nước, theo tạp chí Time.

Miệt thị người dân Congo

Trong một bài viết đăng trên Daily Telegraph bình luận về chuyến thăm của cựu thủ tướng Anh Tony Blair đến Cộng hòa Dân chủ Congo hồi năm 2002, Johnson đã châm ngòi cho một làn sóng phẫn nộ vì gọi người dân Congo là "piccaninnies", một từ miệt thị và phân biệt chủng tộc dùng để gọi những trẻ con da màu có nguồn gốc từ châu Phi.

Ông viết: "Không nghi ngờ gì nữa, những tiếng súng AK-47 sẽ im bặt, những cây mã tấu sẽ ngưng chém người và các chiến binh bộ lạc sẽ ngoác miệng cười như miếng dưa hấu bổ ra khi chứng kiến nhà lãnh đạo da trắng bước xuống".

Chọc giận người dân Papua New Guinea

Năm 2006, Johnson buộc phải xin lỗi toàn thể người dân quốc đảo Papua New Guinea vì xúc phạm họ trong một bài viết chế nhạo cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Công đảng đối lập Anh do đấu đá quyền lực.

"Trong 10 năm ở đảng Bảo thủ, chúng tôi đã quá hiểu những cuộc truy hoan ăn thịt người và giết thủ lĩnh theo kiểu như ở Papua New Guinea. Vậy nên, việc chứng kiến cơn rồ dại này đang bao trùm Công đảng thật là một sự ngạc nhiên vui vẻ", Johnson viết.

Jean L. Kekedo, cao ủy ngoại giao Papua New Guinea tại Anh, khi ấy bày tỏ thái độ giận dữ trước những lời miệt thị từ ông Johnson.

"Tôi sốc và kinh hãi trước những lời bình luận như vậy từ một người có quyền cao chức trọng và dường như được giáo dục tốt", bà Kekedo nói.

Lăng mạ Hillary Clinton

Trong một bài báo đăng năm 2007, Johnson lăng mạ bà Hillary Clinton, lúc đó đang chạy đua giành tấm vé ứng cử viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ.

"Bà ấy có một mái tóc nhuộm vàng, đôi môi trề và một ánh nhìn xanh xám như thép, giống một y tá ác nghiệt trong bệnh viện tâm thần", ông viết.

Chế nhạo Donald Trump

Theo giới quan sát, những lời lẽ công kích mà Johnson đưa ra vượt quá cả các giới hạn cho phép của đảng Bảo thủ. Trong lần trả lời phóng vấn báo chí vào cuối năm ngoái, Johnson cho biết lý do duy nhất ông không ghé thăm một số khu vực ở New York là vì "một mối nguy rất thực là phải gặp Donald Trump".

Hành động của ông được cho là nhằm đáp trả việc tỷ phú Trump nói rằng nhiều khu vực ở London bị cực đoan hóa đến mức cảnh sát lo sợ sẽ mất mạng nếu làm việc ở đó.

Theo Johnson, những phát biểu thiếu thông tin của nhà tài phiệt New York về London là "hết sức ngớ ngẩn".

Chê bai Putin, xách mé Obama

Trong một bài báo khác đăng hồi tháng 12/2015, Johnson so sánh Tổng thống Nga Vladimir Putin với một con gia tinh có khuôn mặt xấu xí trong truyện Harry Potter.

Trong bài viết đăng trên báo Sun hồi tháng 4, Johnson ẩn ý rằng việc Tổng thống Mỹ Barck Obama cho di dời bức tượng bán thân của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill ra khỏi phòng Bầu dục của Nhà Trắng là "một hành động cho thấy gốc tích tổ tiên của Obama ở Kenya, vốn căm thù đế quốc Anh, thể chế mà Churchill quyết liệt bảo vệ".

Lập luận này của ông bị chỉ trích là phân biệt chủng tộc. Ngay cả nghị sĩ đảng Bảo thủ Nicholas Winston Soames, cháu nội cựu thủ tướng Winston Churchill, cũng lên án bài viết của Johnson và gọi đó là "một bài báo kinh khủng", hoàn toàn sai trái và không thể hiểu nổi.

Đả kích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Hồi tháng 5, ông Johnson giành giải nhất cuộc thi thơ do tuần báo Spectator tổ chức với chủ đề đả kích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vì chính sách kìm hãm tự do ngôn luận của ông.

Trong bài thơ châm biếm dài năm câu, ông gọi một con dê là "người tình" của Tổng thống Erdogan.

Theo VNE

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.