Những sai lầm cần loại bỏ khi sử dụng máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố sẽ là bí quyết thành công của các bà nội trợ. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Dưới đây là một số sai lầm khi sử dụng máy xay sinh tố bạn cần tham khảo để phòng tránh:
Trẻ sinh bệnh do mẹ lạm dụng máy xay
Thấy lượng rau thịt khi xay lẫn với cháo, cơm con sẽ nạp vào cơ thể nhiều hơn, nhiều mẹ đã dùng máy xay sinh tố để xay thức ăn cho con đến tận 3 – 4 tuổi. Vì nghĩ rằng như vậy con mình sẽ ăn đủ 4 nhóm chất, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại vừa nhanh, "cứ ép là con há mồm, thế nào cũng… nuốt".
Theo chuyên gia dinh dưỡng, đây là quan niệm sai lầm. Việc xay nhuyễn thức ăn sẽ khiến bé có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé sẽ lười ăn.
Hơn nữa, vì chán món cháo nhuyễn “hổ lốn”, nhiều bé phản đối bằng cách nôn ọe. Nếu kéo dài sẽ làm loét thực quản, loét dạ dày của bé. Những bé nôn được ra ngoài thì người lớn còn biết. Nhiều trường hợp bé bị trào ngược nhưng chỉ trào lưng chừng rồi rơi vào phổi gây ho kéo dài giống như mắc bệnh hen.
Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là không nên lạm dụng máy xay để nghiền thức ăn cho trẻ. Nên tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn thô theo từng độ tuổi.
Không dùng nước nóng để vệ sinh máy xay
Nghĩ là nước nóng có thể khử trùng và làm sạch máy xay nhanh hơn nên nhiều người đã đổ trực tiếp nước nóng vào để tráng cối. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến cối dễ bị nứt và mùi nhựa sẽ bám lẫn vào thức ăn.
Vì vậy sau khi xay xong, bạn nên đổ nước vào ngâm và dùng miếng ghẻ mềm, chùi rửa sạch các bộ phận của máy. Rửa cối xay dưới vòi nước và xúc mạnh để rửa sạch thực phẩm còn bám dính. Tránh để thức ăn bám lâu vì sẽ khiến cho việc vệ sinh cối xay trở nên khó khăn hơn.
Không xay nhiều nguyên liệu cùng lúc
Nhiều người khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ có thói quen cho cả thực phẩm sống và chín vào 1 cối xay, sau đó đun nấu lại. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, làm như vậy rất không đảm bảo vì rất dễ thức ăn sống chưa thực sự chín kỹ, nguy cơ bị nhiễm khuẩn chéo rất dễ tấn công trẻ nhỏ.
Một sai lầm nữa khi chế biến một hỗn hợp sinh tố, nhiều người cho tất cả các nguyên liệu vào cùng 1 lúc. Đây quả thật là một quan niệm sai lầm vì máy xay sinh tố không thể xay đều các nguyên liệu có độ cứng, mềm khác nhau. Tốt nhất bạn nên bỏ lần lượt vào máy xay, đồ cứng nên xay trước, sau đó mới cho đồ mềm hơn. Làm như vậy món sinh tố sẽ ngon hơn và lưỡi dao sẽ bền, máy móc lâu hỏng.
Đừng quên rút ổ cắm, lắp ráp trước khi dùng
Sau khi sử dụng và trước khi tháo lắp các bộ phận của máy xay sinh tố để vệ sinh, bạn cần rút ổ cắm điện ra để đảm bảo an toàn. Nhiều người sau khi sử dụng đã quên công đoạn này. Đây cũng là sai lầm vì việc cho luôn thực phẩm vào máy mà không kiểm tra xem các bộ phận đã lắp ráp chính xác, trùng khớp hay chưa rất dễ làm máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy và cối máy xay.
Theo Zing.vn

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.