Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mãn tính (COPD)

Hỏi: Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

Trả lời: Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có biểu hiện ho, khạc đờm, khó thở kéo dài từ nhiều năm, các biểu hiện bệnh thường nặng lên khi có thay đổi thời tiết. Những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có các biểu hiện sau:

Bệnh nhân tuổi thường trên 40, có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm...

Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở. Ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc không. Đờm: nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu vàng. Khó thở: khi gắng sức, xuất hiện dần dần, cùng với ho hoặc sau đó một thời gian; giai đoạn muộn có khó thở liên tục.

Bệnh nhân có thể được chia thành 2 nhóm sau: Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhóm A: khó thở nhiều, người gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít. Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhóm B: thiếu oxy máu và tăng carbonic nhiều, khó thở ít.

Khám lâm sàng

- Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức.- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn. Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng).

- Gõ lồng ngực thấy vang như trống, biểu hiện này rất rõ ở những bệnh nhân có lồng ngực hình thùng.

- Nghe phổi ở những bệnh nhân này có thể thấy tiếng tim mờ nhỏ, tiếng thở của phổi giảm hơn người bình thường, có thể nghe thấy những tiếng lép bép khi có bội nhiễm.

tin mới

Chương trình livestream 'Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả'

Đón xem chương trình livestream '20h Bác sĩ đây rồi' ngày 20/5: Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả

(Baonghean.vn) -Chương trình “20h Bác sĩ đây rồi” ngày 20/5 với chủ đề: “Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả”, Bác sĩ CKI Vi Thị Ngân, Chuyên ngành da liễu - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện ĐKTP Vinh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý này...

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của cholesterol đến sức khỏe là hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ giúp giảm cholesterol có hại, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.