Putin muốn trả lại tên cũ cho tình báo quân đội Nga; Myanmar bầu cử quốc hội bổ sung

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới 24h qua diễn ra với nhiều sự kiện như: Putin muốn trả lại tên cũ cho tình báo quân đội Nga; IS phản công bất ngờ khiến nhiều binh sĩ Syria thiệt mạng; Hơn 900.000 cử tri Myanmar bắt đầu đi bầu cử quốc hội bổ sung; Tổng thống Mỹ rút lại lời đe dọa cho phép quân đội nổ súng vào người di cư...

Putin muốn trả lại tên cũ cho tình báo quân đội Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Tình báo quân đội Nga. Ảnh: AP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày truyền thống tình báo quân đội Nga. Ảnh:AP.

Tuyên bố được Putin đưa ra khi dự lễ kỷ niệm ngày thành lập đơn vị tình báo này. Cơ quan tình báo quân đội Nga có tiền thân là Cơ quan Đăng Ký (RU) của Hồng quân Liên Xô, được thành lập vào tháng 11/1918, sau đó đổi tên nhiều lần và mang tên gọi Tổng cục Tình báo (GRU) thuộc các lực lượng vũ trang Liên Xô vào năm 1953. Đến năm 2010, GRU bị đổi tên thành Tổng cục trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga (GU), dù truyền thông Nga và quốc tế vẫn quen dùng tên gọi cũ.

Putin đề nghị trả lại tên gọi truyền thống Tổng cục Tình báo cho đơn vị này vì nó được biết đến rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Trong bài phát biểu, Putin ca ngợi đóng góp của tình báo quân đội Nga, đặc biệt trong các chiến dịch quân sự tại Syria.

IS phản công bất ngờ khiến nhiều binh sĩ Syria thiệt mạng 

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Ảnh: Almasdar News.

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Ảnh: Almasdar News

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bất ngờ đột kích vào các vị trí của quân đội Syria (SAA) tại vùng núi lửa Al-Safa, khiến nhiều binh sĩ chính phủ thiệt mạng và bị thương, theo Almasdar News.

Đây là đợt phản công lớn đầu tiên của IS kể từ khi bị quân đội chính phủ Syria mở chiến dịch tấn công lớn vào giữa tháng 7 và vây hãm phiến quân tại Al-Safa. Các nguồn tin cho biết hiện vẫn còn khoảng 1.000 phiến quân IS cố thủ tại khu vực này.

Nga xúc tiến tổ chức vòng hai đàm phán hòa bình Afghanistan vào ngày 9/11

Chú thích ảnh

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/11 thông báo vòng hai cuộc đàm phán hòa bình đa phương Afghanistan theo thể thức Moskva ở cấp thứ trưởng ngoại giao và các đại điện đặc biệt sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tới. Hãng tin Sputnik cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ khai mạc hội nghị này.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Mỹ đã được mời tham gia. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã quyết định cử một phái đoàn của Hội đồng Hòa bình tối cao nước này đến tham dự đàm phán. Thông báo cũng cho hay, lần đầu tiên, một phái đoàn của văn phòng chính trị thuộc phong trào Taliban tại Doha sẽ tham dự hội nghị quốc tế ở cấp độ này.

Tổng thống Mỹ rút lại lời đe dọa cho phép quân đội nổ súng vào người di cư

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp các binh sĩ tại căn cứ không quân Luke ở Phoenix, Arizona ngày 19/10. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 2/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút lại lời đe đọa đưa ra một ngày trước đó về việc cho phép lực lượng quân đội được điều động đến biên giới với Mexico được phép nổ súng nếu bị người di cư tấn công bằng gạch, đá. Thay vì những tuyên bố từng nói rằng cho phép binh sĩ nổ súng nếu bị người di cư tấn công, phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, ông Donald Trump nói người di cư ném gạch đá hoặc những người yêu cầu quy chế tị nạn ở biên giới phía Nam có thể sẽ bị giam giữ trong một thời gian dài".

Được hỏi về quyết định đã ra lệnh cho binh sĩ phản ứng nếu bị tấn công, ông Trump cho rằng tấn công bằng gạch đá sẽ được xem là sự đe dọa có thể gây chết người. Cũng theo Tổng thống Trump, nhà chức trách Mỹ sẽ cấm người di cư xin tị nạn nếu họ vượt biên trái phép và sẽ thiết lập nhiều lều trại để tạm giữ những người vượt biên. Ông cho rằng những người di cư đã lợi dụng hệ thống tị nạn và "phớt lờ" các luật nhập cư.

Thúc đẩy phát triển du lịch tại Khu phi quân sự liên Triều

Toàn cảnh khu phi quân sự DMZ ở Cheorwon, tỉnh Gangwon, biên giới Hàn Quốc-Triều Tiên. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Toàn cảnh khu phi quân sự DMZ ở Cheorwon, tỉnh Gangwon, biên giới Hàn Quốc-Triều Tiên. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Ngày 2/11, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myung-kyun cho biết Triều Tiên đang xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch tham quan Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) dành cho người nước ngoài. Tương tự, Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh triển khai "du lịch hòa bình DMZ".

Thông tin trên được ông Cho Myung-kyun đưa ra trong một buổi thảo luận do đảng Dân chủ đồng hành tổ chức tại Quốc hội Hàn Quốc. Trước đó, trong tháng 9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này đã phối hợp với Cơ quan du lịch Hàn Quốc (KTO) thành lập "Hội đồng xúc tiến du lịch hòa bình Khu phi quân sự liên Triều". Hội đồng này gồm đại diện chính quyền các địa phương trong khu vực tiếp giáp biên giới liên Triều, như thành phố Incheon, tỉnh Gyeonggi, tỉnh Gangwon.

Hơn 900.000 cử tri Myanmar bắt đầu đi bầu cử quốc hội bổ sung

Cử tri Myanmar đi bỏ phiếu. Nguồn: AP
Cử tri Myanmar đi bỏ phiếu. Nguồn: AP

Vào 6 giờ sáng 3/11 theo giờ địa phương, Myanmar đã tiến hành bầu cử quốc hội bổ sung trên toàn quốc, với hơn 900.000 cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu để bầu những vị trí còn trống trong Quốc hội. Có tổng cộng 1.383 điểm bỏ phiếu đã được dựng để đón các cử tri. Trong số 13 ghế nghị sỹ quốc hội còn trống được bầu chọn lần này có bốn ghế hạ nghị sỹ, một ghế thượng nghị sỹ cùng tám nghị sỹ bang và khu vực.

Tổng cộng 69 ứng cử viên, gồm 62 người từ 24 chính đảng và bảy ứng cử viên độc lập, sẽ tranh cử vào 13 ghế trong quốc hội tại chín khu vực và bang. Trong số 62 ứng cử viên đến từ các chính đảng, có 13 người do đảng cầm quyền Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đề cử, 10 người do đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) đề cử và số còn lại đến từ các đảng nhỏ hơn.

Khoảng 40.000 lao động nước ngoài sẽ đến Nhật

Khoảng 40.000 lao động nước ngoài sẽ đến Nhật - Ảnh 1.
Lao động Việt Nam tại một công trình xây dựng ở thủ đô Tokyo (Nhật) - Ảnh: ASAHI

Theo nhật báo Asahi của Nhật, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe dự báo làn sóng khoảng 40.000 người lao động nước ngoài sẽ xin vào nước này từ tháng 4/2019 nếu dự thảo luật nhằm thu hút thêm nhiều lao động nước ngoài cho các lĩnh vực đang thiếu nhân công được quốc hội thông qua.

Các nhà quan sát cho rằng nhiều khả năng Quốc hội Nhật sẽ "bật đèn xanh" cho dự thảo trên trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nước này đang đối mặt với sức ép lớn do số lượng lao động trở nên "khan hiếm nhất" trong hàng chục năm qua.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.