Nga kỷ niệm "sự trở về" của Crimea

(Baonghean.vn) - Cờ, hoa, bóng bay và 3 từ khóa “Crimea”, “Sevastopol”, “Nga” là những thứ dễ nhận thấy nhất tại thủ đô Moscow trong ngày thứ 4. Hàng nghìn người đã đi bộ tới Điện Kremlin để kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea sát nhập lại vào nước Nga.
Thứ 4, nhân dịp kỷ nhiệm 1 năm ngày bán đảo Crimea sát nhập vào Liên bang Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu đôi lời trước toàn thể người dân. Ông Putin “cảm ơn” sự ủng hộ của người dân Nga đồng thời hứa rằng sẽ đưa nước Nga “vượt qua những khó khăn đến từ bên ngoài”. Được biết, kể từ khi bán đảo Crimea sát nhập vào Nga cho đến nay, cộng đồng quốc tế vẫn không công nhận tính hợp pháp của việc sáp nhập.
Hàng nghìn người đã đi bộ tới Điện Kremlin để kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea sát nhập lại vào nước Nga. Ảnh: AP/Maxim Shipenkov
Hàng nghìn người đã đi bộ tới Điện Kremlin để kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea sáp nhập vào nước Nga. Ảnh: AP/Maxim Shipenkov
Trong bài phát biểu, Tổng thống Nga tuyên bố “Chủ nghĩa yêu nước cực đoan là một điều nguy hiểm và tôi tin rằng người Ukraina sẽ hiểu điều đó”. Trước bài phát biểu của ông Putin, nhiều diễn giả khác cũng rất thành công khi khuếch trương tối đa lòng yêu nước của người dân. Vladimir Jirinovski – một người theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan tuyên bố “Bán đảo Crimea đã bị chiếm đóng trong suốt 23 năm , ở đó, người dân thậm chí không thể xem phim Nga hay nghe nhạc Nga”.
Một năm đã trôi qua nhưng người dân vẫn rất tin tưởng vào quyết định của Điện Kremlin. Tatiana Petrova, 70 tuổi, sống ở Moscow cho biết “Chúng tôi yêu đất nước và cả tổng thống của chúng tôi”. Ông Petrova cho rằng vì nền văn hóa khác nhau nên người phương Tây không hiểu những gì đang diễn ra ở đây và họ chỉ nhìn trên góc độ nhân quyền để đánh giá tình hình.
Một căng thẳng khác cũng phát sinh vào ngày thứ 4 khi các khu vực ly khai của Gruzia, Nam Ossetia ký hiệp ước “liên minh và hội nhập” trong vòng 25 năm với Nga. Theo hiệp ước, lực lượng an ninh và hải quân các khu vực ly khai sẽ kết hợp với lực lượng an ninh của Nga. Đồng thời, Moscow hứa sẽ bảo vệ biên giới của các khu vực này. 
Ngay lập tức, Chính quyền Gruzia đã rất giận dữ và cáo buộc đây là một bước để “tiến hành sáp nhập” các khu vực đòi ly khai vào nước Nga. Phản ứng lại với thông báo trên, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều tuyên bố họ sẽ không công nhận hiệp ước trên là một điều ước quốc tế.
Chu Thanh – theo Le Monde 18/3

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.