Quan ngại Trung Quốc, Mỹ - Australia - Nhật thắt chặt liên minh

(Baonghean) - Mỹ và Australia hôm qua đã bắt đầu một cuộc tập trận quy mô lớn diễn ra tại Bắc Australia và bang Queensland. Đáng chú ý, lần đầu tiên Nhật Bản cùng tham gia cuộc tập trận này với khoảng 40 binh sỹ. Mặc dù Nhật Bản cho rằng Tokyo đơn giản chỉ muốn cải thiện hợp tác quân sự với Washington và Canberra, song không khó để nhận ra rằng, cuộc tập trận này là một thông điệp ngầm gửi tới Trung Quốc về sự gắn kết của liên minh Mỹ - Australia - Nhật Bản.

Cuộc tập trận Talisman Sabre sẽ kéo dài đến ngày 21/7.	 (Ảnh: The Guardian)
Cuộc tập trận Talisman Sabre sẽ kéo dài đến ngày 21/7. (Ảnh: The Guardian)
Sự hợp tác chưa từng có
Cuộc tập trận lần này mang tên Talisman Sabre, kéo dài trong 2 tuần và với sự tham gia của 30.000 binh sỹ Mỹ và Australia. Nội dung các bài diễn tập sẽ bao gồm cả trên biển, trên không và trên đất liền. Đây là lần thứ 6 cuộc tập trận Talisman Sabre được tổ chức, nhưng là lần đầu tiên có sự tham dự của Nhật Bản khi nước này gửi tới 40 binh sỹ thuộc Lực lượng Phòng vệ trên bộ. Như vậy, đây là lần đầu tiên Mỹ, Australia và Nhật Bản cùng nhau diễn tập quân sự ở quy mô “khủng” với hơn 30.000 binh sỹ. Theo các nhà phân tích, mặc dù Nhật Bản khẳng định việc tham gia lần này chỉ nhằm nâng cao khả năng phản ứng của lực lượng quân đội trong các nhiệm vụ quốc tế, song chắc chắn Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu bởi ai cũng hiểu thông điệp ngầm mà liên minh Mỹ - Australia - Nhật Bản muốn gửi tới Trung Quốc qua cuộc tập trận này. Ngay trước cuộc tập trận, Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng đã phát biểu khi đứng trên soái hạm USS Blue Rigde: “Đây là một khối đồng minh cực kỳ quan trọng, và bây giờ chúng tôi đang đối mặt với nhiều thách thức”. Mặc dù không nêu cụ thể, song “thách thức” mà ông Tony Abbott đề cập đến được cho là bao gồm những hành động gây quan ngại của Trung Quốc trong khu vực thời gian gần đây, điển hình là việc bồi đắp và cải tạo đảo với quy mô lớn bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trong một nhận định, ông John Lee, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học Sydney cũng cho rằng “những cuộc tập trận cho thấy Mỹ và các đồng minh đang phối hợp chặt chẽ để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc”. 
Trên thực tế, khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp phi pháp bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo gần đây, Mỹ, Nhật và Australia đã cùng nhau có tiếng nói rất mạnh mẽ, thể hiện sự lo ngại về quyền tự do hàng hải tại khu vực. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews lên tiếng phản đối bất kỳ "hành động đơn phương hay cưỡng ép" nào trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, yêu cầu tự do lưu thông cho tàu thuyền và máy bay của tất cả các nước qua khu vực này, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết tăng cường răn đe quân sự chung, nhất trí cam kết về tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và “giải quyết hòa bình các tranh chấp không áp bức”. 
Củng cố mắt xích yếu trong liên minh
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận nhìn thấy sự “kề vai sát cánh” của liên minh Mỹ - Australia - Nhật Bản. Trước đó, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane (Australia) hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott đã cuộc gặp quan trọng để thảo luận về việc đảm bảo an ninh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mới đây hơn, hồi cuối tháng 5/2015, trong cuộc gặp 3 bên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrew và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, 3 bên đã khẳng định quyết tâm củng cố liên minh và xem đây là hành động thiết yếu nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, Australia và Nhật Bản cùng nhấn mạnh cam kết lâu dài đối với chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ tại khu vực. 
Không có gì phải bàn cãi về mối quan hệ mật thiết của liên minh song phương Mỹ - Australia hay Mỹ - Nhật Bản. Song quan hệ giữa Nhật Bản và Australia được xem là chưa đủ vững chắc và là mắt xích yếu nhất trong hợp tác quốc phòng 3 bên Mỹ - Australia - Nhật Bản. Tuy nhiên, hợp tác an ninh giữ Australia và Nhật Bản đã được cải thiện rất nhiều dưới thời Thủ tướng Tony Abbot và Thủ tướng Shinzo Abe, đặc biệt là sau chuyển công du Australia của Thủ tướng Shinzo Abe hồi năm ngoái - nơi hai bên nhất trí hợp tác trong các dự án phát triển tàu ngầm cũng như đào tạo quân nhân Nhật Bản tại Australia. Việc Nhật Bản gửi quân đến Australia tham dự cuộc tập trận Talisman Sabre lần này cũng cho thấy sự gắn kết chặt chẽ hơn của mắt xích Australia - Nhật Bản. 
Đương nhiên, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ sự gắn kết này, bởi điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ có hai “mỏ neo” vô cùng vững chắc trấn giữ phía Tây Bắc và phía Nam ở châu Á - Thái Bình Dương khi thực hiện chiến lược “xoay trục”. Và thế “gọng kìm” của liên minh Mỹ - Australia - Nhật Bản chắc chắn sẽ “gây khó” cho Trung Quốc - dù kiềm chế Trung Quốc là điều mà cả Mỹ, Australia và Nhật Bản chưa bao giờ thừa nhận. 
Thúy Ngọc

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.