TPP - những tác động đến ASEAN

(Baonghean) - Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua ngày 5/10/2015 là kết quả quá trình “thai nghén” ý tưởng từ bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Một sân chơi thương mại tự do chung, trong đó bao gồm các nước châu Á - Thái Bình Dương -“trọng điểm” phát triển kinh tế của toàn cầu là điều hết sức cần thiết.
Để hiện thực hóa mong muốn đó, ngày 3/6/2005, 4 nước thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore đã khởi xướng và cùng nhau ký kết một bản hiệp định khi ấy được gọi là TPSEP hay P4. 
2

Trước thềm thành lập Cộng đồng chung vào cuối năm nay, ASEAN cần tận dụng cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực của TPP. Ảnh: Internet.

“Bước ngoặt” trong tiến trình phát triển của TPP là tháng 3/2008, khi nền kinh tế hàng đầu thế giới quyết định tham gia, gây chú ý với nhiều nước, đặc biệt là những nước chưa ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ. Họ tận dụng cơ hội gia nhập và hưởng ưu đãi trong quá trình hợp tác với cường quốc số 1 thế giới. Tính đến nay, số thành viên tham gia TPP là 12, trong đó có các thị trường lớn như Canada, Nhật Bản, Australia,…
Một trong những khác biệt nổi bật của TPP so với các hiệp định thương mại song phương (BTA), cơ chế Tổ chức thương mại thế giới (WTO),… nằm ở phạm vi điều chỉnh của nó. Không chỉ riêng thương mại hàng hóa và dịch vụ, TPP còn bao hàm đầu tư và sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề phi thương mại, trong đó sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung từng khó đạt thỏa thuận nhất trong tiến trình đi đến sự thống nhất.
Đơn cử như Việt Nam, từng đứng thứ nhất toàn cầu về vi phạm bản quyền với tỷ lệ vi phạm là 93% vào năm 2003, dù đến năm 2011 con số này đã giảm xuống đáng kể nhưng vẫn ở mức tương đối cao là 81%, đứng thứ 22 trên toàn thế giới (số liệu của Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương), sở hữu trí tuệ hẳn là lĩnh vực không dễ chinh phục khi đàm phán với các bên trong khuôn khổ TPP.
1
Các Bộ trưởng Thương mại của 12 quốc gia đạt thỏa thuận cuối cùng về TPP. Ảnh: Internet
Ngày 5/10, đàm phán TPP “lịch sử” đã đạt được thỏa thuận cuối cùng sau cuộc họp của bộ trưởng thương mại các nước tại Atlanta (Mỹ), kết thúc hơn 5 năm đàm phán căng thẳng. Giới phân tích khẳng định sau khi được thông qua, TPP sẽ có nhiều tác động đáng kể đến các nền kinh tế, và tất nhiên không loại trừ ảnh hưởng đến nhóm nước ASEAN hiện đang phấn đấu xây dựng một cộng đồng chung vào cuối năm nay.
Nhìn chung, khi TPP chính thức được ký kết, một trong những lợi ích được nhiều người công nhận nhất đối với ASEAN là bình ổn ảnh hưởng của các FTA nhỏ và chồng lấn. Với tư cách là các khuôn khổ chung, TPP sẽ rất hữu ích trong việc thống nhất các tiêu chuẩn thương mại theo các FTA khác của ASEAN. Song những nghiên cứu mới đây bày tỏ những quan ngại rằng TPP có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến hợp tác và hội nhập kinh tế trong nội bộ khối.
Quả thực, các bên tham gia đàm phán để tiến tới bản thỏa thuận chung cuộc về TPP chỉ bao gồm 4 trong tổng số 10 quốc gia thành viên ASEAN, đó là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Một số nước thành viên ASEAN từng tỏ ra khá khiên cưỡng nếu phải tham gia đàm phán trước những yêu cầu mang tính đòi hỏi cao trong các lĩnh vực chẳng hạn như quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và cạnh tranh. 
Thêm vào đó, các yêu cầu nghiêm ngặt về việc gia nhập khiến TPP dường như kém hấp dẫn hơn trong mắt các bên. Chẳng hạn, những bên mới ký kết sẽ phải đàm phán với tất cả các bên còn lại trên cơ sở song phương trước khi chính thức gia nhập, kéo dài thời gian và tăng chi phí đàm phán.
3

Hiện có 4 nước thành viên ASEAN tham gia đàm phán TPP là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Ảnh: Internet.

Thiếu vắng 6 nước thành viên ASEAN trong các đàm phán TPP tiềm ẩn mối đe dọa đến tiến trình hội nhập kinh tế trong nội bộ khối. Lấy ví dụ, theo khuôn khổ TPP, vấn đề điều phối quản lý của ASEAN đối với quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang hiện hữu. Tuy nhiên, do khoảng cách phát triển lớn giữa 10 nước thành viên, việc khiến các điều khoản về sở hữu trí tuệ trở nên hài hòa là một nhiệm vụ khó khăn đối với ASEAN.
Các yêu cầu mang tính đòi hỏi cao không những đặt gánh nặng lên vai 4 nước ASEAN tham gia TPP, mà còn là thách thức đối với vấn đề hợp tác trong nội bộ ASEAN, khi TPP nhiều khả năng sẽ nới rộng khoảng cách về quản lý quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia thành viên.
Một số học giả cho rằng các tác động của TPP đối với phúc lợi của ASEAN rất khó dự báo. Các nghiên cứu mới đây cho thấy TPP có lợi cho 4 nền kinh tế ASEAN hiện đang chuẩn bị ký kết hiệp định này. Song những bên chưa tham gia TPP, bao gồm Indonesia và Thái Lan, sẽ chỉ thu về lợi ích khiêm tốn, thậm chí còn chịu thiệt khi các đối tác thương mại như Mỹ và Nhật Bản chuyển hướng sang các thành viên TPP như Việt Nam hay Malaysia để hưởng ưu đãi thuế quan và pháp lý. 
TPP còn có thể ảnh hưởng tới chuỗi giá trị toàn cầu của một số ngành và lĩnh vực. Theo ước tính đưa ra năm 2014, Việt Nam và Malaysia nhiều khả năng sẽ hưởng lợi từ các chuỗi cung cấp đồ điện tử mới theo TPP. Tuy nhiên, những lợi ích này có thể sẽ phải đánh đổi bằng lợi ích của các nước ASEAN khác, đơn cử như lĩnh vực hàng điện tử tại Campuchia và Lào dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn, hoặc chịu lỗ, khi các công ty Mỹ và Nhật Bản đưa dây chuyền lắp ráp tới các thành viên TPP tại châu Á và Mỹ Latinh. 
Mặt khác, 2 trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á - Campuchia và Lào, có thể bỏ lỡ cơ hội cải thiện năng suất và đẩy mạnh phát triển bền vững thông qua việc tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính vì vậy, bài toán mà chúng ta cần tìm ra cách giải tối ưu là làm sao để tận dụng cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực của TPP đối với ASEAN, trước thềm thành lập một cộng đồng chung vào tháng 11 hoặc 12 năm nay. 
Để làm được điều này, các nước thành viên ASEAN không những phải có cái nhìn toàn cảnh về TPP, mà còn phải hiểu rõ những cơ hội và thách thức mà hiệp định đầy tiềm năng này mang lại đối với từng thành viên lẫn toàn bộ khối nước. Trên cơ sở đó, các quốc gia cần phối hợp và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đề đạt đối sách thích đáng, đảm bảo Cộng đồng chung ASEAN ra đời sẽ giữ vai trò quan trọng và hoạt động hiệu quả, tận dụng được những thời cơ mà TPP sẽ đem lại, để ASEAN sớm trở thành một mắt xích trong quá trình xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thu Giang

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.