Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản từ chức vì bê bối tham nhũng

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari hôm nay từ chức vì liên quan đến một bê bối tham nhũng nhưng phủ nhận ông đã nhận hối lộ.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari. Ảnh: Reuters.

Các chính trị gia Nhật Bản tuần trước tố Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari cùng trợ lý đã nhận khoản tiền hối lộ 12 triệu yen (101.000 USD) từ một công ty xây dựng. Bộ trưởng Amari hôm nay phát biểu trên truyền hình, xin lỗi vì bê bối trên nhưng phủ nhận cáo buộc đã nhận hối lộ.

"Nếu là thật thì điều đó sẽ hạ thấp nhân phẩm của tôi, không chỉ với tư cách chính trị gia mà còn là một cá nhân. Tôi không thể làm điều đó", AFP dẫn lời ông Amari, 66 tuổi, phát biểu trước khi bật khóc. Nhưng "xem xét trách nhiệm với tư cách là một thành viên quốc hội phải giám sát các thư ký, một thành viên nội các và niềm tự hào một chính trị gia, tôi sẽ từ chức từ hôm nay".

Bộ trưởng Amari thừa nhận có những phong bì chứa đầy tiền được chuyển đến văn phòng của ông nhưng đã ra lệnh cho thư ký giải quyết một vài khoản tiền theo các nguyên tắc đóng góp chính trị. Công ty xây dựng từ chối nhận lại khoản tiền và người thư ký đã sử dụng khoảng ba triệu yen cho "mục đích cá nhân". Ông không nêu rõ tổng số tiền đã nhận.

Tạp chí Shukan Bunshun tuần trước đưa tin công ty xây dựng muốn ông Amari giúp đỡ giải quyết vấn đề với một công ty nhà ở liên quan đến thiệt hại trong một dự án làm đường.

Tạp chí dẫn lời một quan chức công ty cho biết họ đã chiêu đãi nhân viên của bộ trưởng và tặng quà kèm phong bì chứa tiền mặt, có lần đưa một triệu yen cho ông Amari. Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản thừa nhận gặp các quan chức công ty xây dựng nhưng nói không thể nhớ lại chi tiết.

Nobuteru Ishishara, từng là tổng thư ký đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP), con trai một cựu thống đốc Tokyo, được chọn là người kế nhiệm ông Amari.

Ông Amari từ chức trong bối cảnh Nhật Bản đang tìm cách khởi động lại nền kinh tế "sắp thoát ra khỏi tình trạng giảm phát sau 15 năm". Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng từ chối đề nghị từ chức của Amari năm 2013, sau khi được chẩn đoán bị ung thư lưỡi, và đứng về phía ông từ khi bê bối xuất hiện.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.