Ông Sanders và bà Clinton đối mặt trước bầu cử sơ bộ ở Michigan

(Baonghean.vn) Trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan ngày 8/3, Sanders và Clinton đã đối mặt trong chiến dịch tranh cử tại tòa thị chính Detroit với nỗ lực giành những lá phiếu cuối cùng cho vị trí lãnh đạo vào cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới.

Bà Hilary Clinton (trái) và ông Bernie Sanders trong cuộc tranh luận tại Flint, Michigan. Ảnh: Internet.
Bà Hilary Clinton (trái) và ông Bernie Sanders trong cuộc tranh luận tại Flint, Michigan. Ảnh: Internet.

Trong chiến dịch vận động, cả ông Sanders và bà Clinton đều có nhiều bước đi tích cực để tranh thủ sự ủng hộ từ các tòa thị chính. Sanders và Clinton đi khắp các bang vào hôm 7/3, tranh đấu từng lá phiếu cuối cùng trước hội nghị chọn ứng cử viên vào hôm nay (8/3). Michigan sẽ là bang đầu tiên đưa ra những lá phiếu cho vị trí lãnh đạo trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Clinton đã gặp gỡ nhân viên 1 công ty phần mềm công nghệ cao ở Grand Rapids trước khi dự cuộc gặp mặt buổi tối tại tòa thị chính Detroit do Fox News tổ chức, trong khi đó Sander đã thu hút được rất nhiều người tại 3 buổi gặp mặt ở khắp bang.

Cuộc tranh luận kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ tại tòa thị chính, các ứng cử viên thay phiên nhau nói chuyện với các cử tri tiềm năng của Michigan. Cả hai đều quyết liệt tranh luận về các vấn đề thương mại cũng như cứu trợ ngành công nghiệp xe hơi.

Bà Clinton tuyên bố ông Sanders đã phản đối nền công nghiệp xe hơi trong khi chính bà bỏ phiếu ủng hộ, lưu ý rằng từ tháng 1/2008 ông đã phản đối kế hoạch riêng để cứu nhà sản xuất ô tô General Motors và Chrysler trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Bà Clinton cũng nói rằng nếu ai cũng bỏ phiếu giống ông Sanders, ngành công nghiệp xe hơi vốn đang tạo ra 4 triệu việc làm sẽ sụp đổ.

Một điểm khác bà Clinton công kích ông Sanders là luật kiểm soát súng sau khi cha của một nạn nhân trong vụ xả súng tại Kalamazoo đặt câu hỏi. Theo bà Clinton, những nhà sản xuất súng luôn tìm cách bán càng nhiều càng tốt để kiếm lợi nhuận tối đa và ám chỉ việc ông Sanders thân thiết với Hiệp hội sản xuất súng.

Đáp lại, ông Sanders nói rằng gói cứu trợ các hãng xe chỉ là một phần nhỏ trong gói cứu trợ thị trường tài chính phố Wall nơi mà bà có nhiều thân hữu. Và lý lẽ của ông là Sanders là "không muốn giới lao động Mỹ phải cứu lấy những kẻ gian lận tại phố Wall". Trên thực tế, vào tháng 1/2009 ông Sanders đã bỏ phiếu phản đối việc chi ra nửa gói cứu trợ 700 tỷ USD để hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi. Phần lớn số tiền trên dùng để giúp các ngân hàng lớn của Mỹ không phá sản.

Điểm chung của ông Sanders và bà Clinton trong cuộc tranh luận là cả hai đều lên tiếng kêu gọi Thống đốc bang Michigan Rick Snyder từ chức vì để cho người dân thị trấn Flint phải dùng nước nhiễm chì trong nhiều năm qua.

Bà Clinton được ủng hộ nhiều hơn ông Sanders trong các cuộc thăm dò gần đây. Một cuộc thăm dò Đại học Monmouth công bố hôm 7/3 cho thấy bà Clinton dẫn trước với lợi thế 13 điểm. Tuy nhiên, chiến thắng bầu cử sơ bộ có thể mang thêm hy vọng cho ông Sanders.

Tú Linh

(Theo Guardian)

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.