Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

Việc Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei trong tranh chấp ở Biển Đông được cho là nhằm gây chia rẽ ASEAN.

Theo tờ Straits Times, ngày 24/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kết thúc chuyến thăm 3 nước ASEAN là Lào, Campuchia và Brunei. Trong tuyên bố của mình, ông Vương Nghị nêu rõ, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận 4 điểm với 3 quốc gia nói trên trong vấn đề Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập ở Biển Đông. Ảnh AP
Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập ở Biển Đông. Ảnh AP

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Lào ngày 23/4, ông Vương Nghị nhấn mạnh Trung Quốc và 3 nước ASEAN đã thống nhất rằng, tranh chấp đảo, bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông sẽ “không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với toàn bộ ASEAN”. Theo đó, các bên nhất trí giải quyết tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ thông qua cơ chế tham vấn và đối thoại giữa các bên trực tiếp có tranh chấp.

Trung Quốc, Lào, Campuchia và Brunei cũng nhất trí phản đối “mọi nỗ lực nhằm đơn phương áp đặt lộ trình của một nước lên các nước còn lại” và khẳng định, mỗi nước đều có quyền tự chọn cách giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế và các nước khác phải tôn trọng quyền này.

Theo các chuyên gia, động thái của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan sắp công bố phán quyết cuối cùng về vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ tính hợp pháp của Tòa và khẳng định sẽ không tôn trọng phán quyết của Tòa.

Ngoài ra, động thái này của Trung Quốc cũng được cho là nhằm ngăn chặn ASEAN đạt được đồng thuận trong tranh chấp Biển Đông một khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực được công bố.

Lo sợ một ASEAN đoàn kết

Một nhà ngoại giao ASEAN chia sẻ: “Trung Quốc rất lo ngại ASEAN sẽ ra thông cáo chung sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết cuối cùng. Ông Vương Nghị đang tìm cách lôi kéo những quốc gia thành viên dễ xuôi theo Trung Quốc nhất”.

Trong khi đó, liên quan đến động thái mới nhất này của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir tuyên bố: “Các nước có liên quan cần giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế”.

Bà Phuong Nguyen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định: “Đây là động thái mạnh mẽ nhất mà Trung Quốc tiến hành nhằm chia rẽ ASEAN để chuẩn bị đối phó với phán quyết của Tòa”.

Ông Zhang Jie, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự đồng thuận mạnh mẽ về mặt ngoại giao của nhiều nước trước khi Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.

“Với việc châu Âu và G7 đứng về phía Mỹ, Trung Quốc rất quan tâm đến việc ASEAN phản ứng với phán quyết này như thế nào. Trung Quốc sẽ coi như mình chiến thắng nếu ASEAN không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hoặc không bày tỏ quan điểm của mình liên quan đến vụ kiện này”, ông Zhang nói.

Theo ông Zhang, Lào, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2016, sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc soạn ra lịch trình nghị sự.

Trong khi đó, từ trước đến nay, ASEAN đều khẳng định rằng, các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết thông qua đối thoại giữa các bên có tranh chấp. ASEAN cho rằng, ASEAN và Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua một cơ chế có tính ràng buộc về mặt pháp lý như Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để tiến tới hoàn tất.

Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Lào vào tháng 2 vừa qua, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh “các nước ASEAN quan ngại sâu sắc về những gì diễn ra gần đây” ở Biển Đông./.

Theo VOV

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.