Cựu binh Mỹ làm chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam gây tranh cãi

Nhiều ý kiến bất đồng nảy sinh xung quanh việc ông Bob Kerrey, người chịu trách nhiệm cho một cuộc thảm sát thời kỳ chiến tranh Việt Nam, làm chủ tịch Đại học Fulbright.

tranh-cai-ve-cuu-binh-my-lam-chu-tich-dai-hoc-fulbright-viet-nam

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey. Ảnh: AP

Ngày 25/5, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) chính thức được trao quyết định thành lập dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Đây là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận. Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị trường.

Ông Kerrey, sinh ngày 27/8/1943, từng làm thống đốc bang Nebraska, Mỹ, và là ứng viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992. Trước khi theo đuổi con đường chính trị, ông là chỉ huy của đơn vị Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo một cuộc điều tra của kênh truyền hình CBS News và báo New York Times hồi năm 2001, đội đặc nhiệm dưới quyền ông Kerrey ngày 25/2/1969 gây ra cuộc thảm sát tại Khâu Băng, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Vì thế, việc ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị FUV làm sống lại cảm giác đau đớn về cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người Việt Nam, mà nhiều người trong số đó là dân thường, theo Financial Times. 

"Tôi biết ông Kerrey muốn hàn gắn vết thương chiến tranh, đối với cả người dân nước ông ấy lẫn người dân Việt Nam", Financial Times dẫn lời ông Thai Bao Anh, một luật sư Việt Nam, nói. "Nhưng tôi thắc mắc rằng liệu ông Kerrey có bao giờ tự hỏi việc ông ấy đảm nhận vị trí đó sẽ khơi lại một vết thương cũ trong tâm trí người Việt Nam hay không?".

Ông Thai, người từng giành học bổng Fulbright vào năm 2003, thêm rằng ông hoàn toàn ủng hộ sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam của FUV nhưng không thể bỏ qua cho cựu thượng nghị sĩ Kerrey.

"Tôi không có quyền làm thế bởi đây là quyền của những nạn nhân đã thiệt mạng và người thân họ", ông nói.

Ông Viet Thanh Nguyen, tác giả cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer "The Sympathizer", cho hay ông cảm thấy bất ngờ trước việc một người "có vấn đề" như ông Kerrey lại được chọn làm lãnh đạo trường.

"Thật khó để bỏ qua quá khứ của ông ấy cũng như sự việc không thể chối cãi đã diễn ra", ông Viet nhận xét. "Người ta có thể dễ dàng tìm một người khác thích hợp hơn để dẫn dắt tổ chức".

Theo một bài viết đăng trên báo NYTimes cách đây 15 năm, ông Kerrey đã nhận trách nhiệm cho vụ thảm sát tại làng Thạnh Phong năm xưa.

Trong một bài phát biểu vào năm 2001, cựu thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng cuộc thảm sát ấy đã "ám ảnh" ông suốt 32 năm.

Bên cạnh đó, ông Bob Kerrey cùng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và thượng nghị sĩ John McCain là những người đã nỗ lực tham gia vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ hồi những năm 1990.

Cựu thượng nghị sĩ chia sẻ với Financial Times rằng ông "sẵn lòng rút lui" nếu sự tham gia của ông ảnh hưởng tới cơ hội thành công của FUV.

"Tôi đã đối mặt với quá khứ của mình một cách thẳng thắn và trung thực", ông nói. "Tôi đã làm những điều tồi tệ và sẽ sống với nó suốt cuộc đời mình. Nhưng tôi không sống trong quá khứ. Tôi sống ở hiện tại và đang cố gắng làm mọi việc có thể để giúp Việt Nam xây dựng một tương lại tốt đẹp hơn".

Ông Ben Wlkinson từ Quỹ Tín thác Cải cách Đại học Việt Nam (TUIV) đứng về phía ông Kerrey. Theo Wlkinson, với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như những đóng góp đối với công cuộc hòa giải Việt - Mỹ, ông Kerrey "hoàn toàn đủ điều kiện" để lãnh đạo Đại học Fulbright.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.