Đức - Trung: "Tình thắm dần phai"?

(Baonghean) - Cuối tuần qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Bắc Kinh để tiến hành cuộc tham vấn thứ 4 giữa Chính phủ hai nước.

Dù Đức và Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế thương mại hết sức mật thiết trong hơn một thập kỷ qua, song chuyến thăm Trung Quốc lần này của bà Merkel không phải để đưa ra những lời lẽ “chào mừng”, “kỷ niệm” đầy hoa mỹ mà đề cập hàng loạt vấn đề gai góc, đáng chú ý nhất là sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp Đức tại thị trường Trung Quốc.

Bà Merkel đến Trung Quốc với áp lực lớn. Ảnh: Reuters.
Bà Merkel đến Trung Quốc với áp lực lớn. Ảnh: Reuters.

Nguy cơ xung đột lợi ích

Tháp tùng bà Merkel tới Trung Quốc lần này có 6 bộ trưởng, 5 quốc vụ khanh và đoàn doanh nghiệp hùng hậu với những tên tuổi lớn nhất của ngành công nghiệp Đức như Volkswagen, BMW, Siemens, Lufthana, Airbus…

Sau khi gặp gỡ Thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường vào ngày hôm qua (12/6), bà Merkel sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay. Ngoài ra, bà cũng tham gia dự một cuộc gặp với doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Đức hoạt động tại Trung Quốc.

Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 4 ngày, dự kiến hai bên sẽ ký khoảng 20 thỏa thuận hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư. Những thỏa thuận như vậy là điều không thể thiếu cho một chuyến thăm cấp cao giữa hai đối tác kinh tế, thương mại mật thiết như Đức và Trung Quốc. Hiện nay, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU), trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ tư của Đức, sau Pháp, Mỹ và Anh và là thị trường tiêu thụ quan trọng nhất thế giới đối với các loại máy móc của Đức.

Các nhà phân tích cho rằng, hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác, Đức đã tận dụng rất tốt quãng thời gian bùng nổ kinh tế của Trung Quốc để mang lại lợi ích cho mình. Trong vòng 10 năm từ 2005-2014, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 74 tỷ Euro. Nhu cầu gia tăng mạnh mẽ ở thị trường Trung Quốc đã giúp các công ty lớn của Đức, nhất là các công ty sản xuất ô tô bù đắp cho sự suy giảm tại thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, năm 2015 vừa qua, xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc đã lần đầu tiên suy giảm sau gần 2 thập kỷ. Các chuyên gia kinh tế đã nhận thấy cả Trung Quốc và Đức ngày càng có chiều hướng phát triển tương đồng, đó là tập trung vào ngành sản xuất chế tạo. Điều này khiến hai nước đang trở thành đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực.

Ông Sebastian Heilmann, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn MERICS ở Berlin nói: “Ngày càng có nhiều xung đột - cả tiềm ẩn và công khai - trong mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc. Chúng ta không thể tránh khỏi những xung đột phức tạp hơn với Trung Quốc trong thời gian tới. Vì vậy đây sẽ là một chuyến  công du khó khăn của Thủ tướng Đức”.

Doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị mua lại Kuka đang gây quan ngại lớn tại Đức. Ảnh: Reuters.
Doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị mua lại Kuka đang gây quan ngại lớn tại Đức. Ảnh: Reuters.

Gánh nặng trên vai bà Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Trung Quốc lần này khi làn sóng chỉ trích trong nước lên cao, yêu cầu bà phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn với Trung Quốc nhằm cân bằng tương quan giữa hai nước trong quan hệ thương mại. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc đang đồng thời “gia tăng tấn công” ở thị trường châu Âu, trong đó có Đức bằng các vụ thâu tóm và “tăng cường phòng thủ” ở thị trường trong nước bằng các quy định hạn chế tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nước ngoài.

Vụ thâu tóm ồn ào nhất mới đây tại Đức là Công ty Foshan thuộc tập đoàn Midea của Trung Quốc đề nghị mua lại Hãng chế tạo robot Kuka với giá 4,6 tỷ Euro (tương đương 5,2 tỷ USD). Vụ việc này làm dấy lên mối quan ngại về mục tiêu dài hơi của các nhà đầu tư Trung Quốc với sự “chống lưng” của Nhà nước, nhất là khi mục tiêu trong thương vụ này là Kuka - một biểu tượng cho sức mạnh của ngành công nghiệp chế tạo của Đức.

Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc đang “càn quét” khắp châu Âu với các vụ thâu tóm giá trị lớn thì tại Trung Quốc, các doanh nghiệp Đức đang hết sức bất bình vì bị “phân biệt đối xử”.

Ngay trước thềm chuyến thăm, Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc công bố Báo cáo kết quả điều tra niềm tin doanh nghiệp năm 2016 khẳng định “doanh nghiệp châu Âu bị phân biệt đối xử”, cho rằng Trung Quốc đã đưa ra các quy định về giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp châu Âu “vượt ngoài phạm vi hợp lý”, thông qua biện pháp về giấy phép để ngăn cản doanh nghiệp châu Âu thâm nhập nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngân hàng, giao thông, công nghệ thông tin và viễn thông...  

Trung Quốc đã nhiều lần cam kết sẽ tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài và sẽ tiến hành cải cách để vực dậy nền kinh tế đang phát triển chậm lại. Thế nhưng các công ty Đức cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ kế hoạch cải cách, thậm chí còn đưa ra các quy định mới hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài.

Ví dụ, kế hoạch đầy tham vọng “Made in China 2025” - “Sản xuất tại Trung Quốc đến năm 2025” - kêu gọi ưu tiên sử dụng các linh kiện sản xuất trong nước đối với các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, robot với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 70% vào năm 2025 thay cho mức đặt ra trước đó là 40% vào năm 2020.

Không khó để nhận thấy mục đích của Trung Quốc là hạn chế doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, quan trọng như tài chính, tiền tệ, những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc nắm thế độc quyền, hay lĩnh vực mà doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, những quy định mà Trung Quốc đang áp dụng khiến cộng đồng doanh nghiệp Đức đang đặt câu hỏi “Liệu doanh nghiệp nước ngoài nữa hay không?”. “Chúng tôi muốn một sân chơi công bằng, với những điều kiện tương đương cho cả hai bên” - một cố vấn cấp cao của bà Merkel cho biết.

Bởi vậy, áp lực rất lớn đang đè nặng trên vai bà Merkel trong chuyến công du Trung Quốc lần này. Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là điều Đức không mong muốn, song dư luận Đức vẫn đòi hỏi bà Merkel phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, yêu cầu Trung Quốc phải tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài.

“Cây gậy” mà bà Merkel có thể phải sử dụng là những quy định hạn chế tiếp cận thị trường tương tự từ phía châu Âu cũng như những rào cản mà Trung Quốc phải vượt qua nếu muốn được châu Âu công nhận là nền kinh tế định hướng thị trường.

Tương lai quan hệ Đức - Trung sau một thập kỷ nồng ấm sẽ diễn tiến theo chiều hướng nào, điều đó phụ thuộc vào cách hai bên xử lý những xung đột tiềm ẩn, khởi đầu bằng những vấn đề gai góc mà Thủ tướng Merkel đề cập một cách thẳng thắn trong chuyến công du tới Trung Quốc lần này.

Thúy Ngọc

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.