Tokyo cải cách quân đội nhằm bảo vệ ai?

Nhật Bản đang thay đổi cơ cấu quân đội, tạo lập lực lượng và phương tiện quân sự để có thể sử dụng lực lượng vũ trang ở ngoài lãnh thổ.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AP
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AP

Nhu cầu chi phí quân sự trong năm tới sẽ tăng nhiều hơn 2,3 % so với  năm 2016. Hãng Reuters lưu ý: kế hoạch chi tiêu quân sự của Nhật Bản có thể được nâng lên đến 5,16 tỷ đô la.

Truyền thông Nhật Bản giải thích việc cần thiết bổ sung ngân sách quân sự sắp tới vì phải tăng chi phí để củng cố chống lại mối đe dọa tên lửa từ phía Triều Tiên. Cũng như việc cấp kinh phí xây dựng tàu ngầm. Đề án tàu ngầm sẽ triển khai vào năm 2023 ở  vùng Biển Đông nhằm chống Trung Quốc. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Valery Kistanov nói về vấn đề này như sau:

"Trọng tâm vấn đề là phương tiện để đối phó với hải quân Trung Quốc. Củng cố hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản, phát triển phương tiện giám sát, tăng cường phương tiện tuần tra. Tiến hành tập trận đặc biệt nhằm nâng cao khả năng tác chiên của lính thủy đánh bộ và bảo vệ những đảo xa, mà theo nhận định của Tokyo, Trung Quốc có thể xâm phạm.

Tất cả điều này, dĩ nhiên, có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương nói chung. Một mặt, căng thẳng có thể sẽ xảy ra. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ tính đến điều này trong chiến lược quân sự của mình ở châu Á, cũng như trong quan hệ song phương. Mặt khác, sẽ có những nỗ lực nhằm tìm ra một số thỏa hiệp nào đó, có tính đến lợi ích chung.

Điều này sẽ được thực hiện tại cuộc họp ba bên Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, được tổ chức tại Tokyo vào tuần tới. Không loại trừ khả năng sẽ có cuộc gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào đầu tháng Chín ở Trung Quốc".

Xin nhắc lại, năm ngoái Nhật Bản đã thông qua gói luật mở rộng phạm vi hoạt động ở nước ngoài của các lực lượng phòng vệ. Ngoài ra, chuyến thăm năm ngoái của Thủ tướng Abe đến Washington đã góp phần làm tăng cường hợp tác quân sự của Nhật Bản với Hoa Kỳ. Ngân sách mới dự tính rằng, lần đầu tiên Nhật Bản sẽ mua tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA của Mỹ với độ cao tối đa lên đến 1000 km.

Những tên lửa này dự tính sẽ triển khai  trên tàu chiến có hệ thống cảnh báo sớm "Aegis". Theo tờ báo "Nihon Keizai", mùa thu này tên lửa sẽ được thử nghiệm trong vùng phụ cận của quần đảo Hawaii, và từ năm 2017 sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất.

Mỹ công khai khuyến khích Nhật Bản thành lập các lực lượng quân đội và phương tiện quân sự để tiến tới có thể sử dụng ở nước ngoài, như lãnh đạo Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị, nhà phân tích quân sự Konstantin Sivkov cho biết:

"Nhật Bản rõ ràng đang chuẩn bị cho các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các lực lượng vũ trang tại những điểm xa xôi,  nơi diễn ra xung đột quân sự. Để làm được việc đó cần phải có tiền, cần hạm đội tàu, cần không quân. Đương nhiên, việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ gia tăng các lực lượng vũ trang của mình.

Nga cũng sẽ bắt buộc phải tăng cường tổ chức các đội tàu, hàng không, lục quân ở vùng Viễn Đông. Bình Nhưỡng sẽ phát triển khả năng hạt nhân của mình, nỗ lực bảo vệ chống hoạt tính quân sự có thể xẩy ra từ phía Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc.

Washington hưởng lợi từ chính sách quân sự hóa của Tokyo. Hoa Kỳ rất tiện sử dụng Nhật Bản như là một thê đội tiền phong và thuộc quyền kiểm soát của họ ở Đông Bắc Á.

Theo Sputnik

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.