Tương lai chính trị bấp bênh của Thủ tướng Anh

Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ dẫn đầu một chính phủ thiểu số được sự hậu thuẫn của một đảng nhỏ tại Bắc Iceland sau khi đảng Bảo thủ của bà mất ưu thế tại Quốc hội.

Trước đó, nữ Thủ tướng từng tự tin rằng cuộc bỏ phiếu sớm sẽ giúp gia tăng quyền lực cho chính phủ Bảo thủ trước khi bước vào cuộc đàm phán Brexit(đưa nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu) dự kiến diễn ra vào ngày 19/6.

Thay vì vậy, kết quả tổng tuyển cử ngày 8/6 đã ảnh hưởng tới uy tín của bà May và khiến tương lai chính trị của bà trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Đảng Bảo thủ, Anh, Theresa May

Thủ tướng Anh Theresa May.

"Tôi xin lỗi tất cả những ứng viên và các đảng viên đã hoạt động chăm chỉ, những người đã không thành công", bà May phát biểu sau khi Công đảng bất ngờ giành thêm 31 ghế trong Quốc hội lên con số 261.

Trong khi đó, Đảng Bảo thủ cầm quyền chỉ giành được 318/650 ghế, mất 10 ghế so với kỳ bầu cử trước và không thể đạt đủ đa số ghế cần thiết (326/650) để đứng ra thành lập chính phủ. Đây là lần đầu tiên đảng Bảo thủ mất ưu thế đa số tại Quốc hội Anh sau 18 năm.

Kết quả này buộc bà Theresa May phải thành lập một chính phủ thiểu số và tìm cách liên minh với đảng Dân chủ thống nhất (DUP), một đảng tại Bắc Ireland để có đủ số ghế quá bán tại quốc hội. Tuy nhiên, cho tới giờ chưa rõ những yêu cầu của DUP sẽ đưa ra trong thỏa thuận liên minh thành lập chính phủ là gì.

Chiều ngày 9/6, bà May đã rời Phố Downing tới Cung điện Buckingham để đề nghị Nữ hoàng Anh cho phép thành lập một chính phủ mới.

Điều này đồng nghĩa với việc mọi chính sách của bà May cũng như nội dung đàm phán về Brexit đã được đảng Bảo thủ chuẩn bị sẽ phải xác định lại từ đầu và chắc chắn chính trường Anh lại một lần nữa trải qua những xáo trộn và bất ổn như 1 năm trước, khi cử tri nước này chọn rời Liên minh châu Âu.

Theo Vietnamnet

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.