Nga sẽ chuyển giao 2 hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Động thái của Nga cho thấy nước này dường như chủ động giảm bớt rắc rối trong quan hệ song phương với Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc tình hình chiến sự ở Syria đang căng thẳng tại một số khu vực then chốt

Thổ Nhĩ Kỳ tung “chiêu”

Trước hàng loạt động thái “không thân thiện” cả về kinh tế và ngoại giao từ phía Ankara, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cà chua từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 21/10, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Nga -Thổ, thông báo Nga sẽ dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu cà chua từ Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1/11 tới. Theo ông Novak, hai bên đã nhất trí, kể từ thời điểm này, Nga có thể nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ 50.000 tấn cà chua.

Nga doi S-400 lay… ca chua
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak

Ngay lập tức, Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci đã lên tiếng hoan nghênh động thái của Nga. Ông Zeybekci cho biết đã “bày tỏ sự biết ơn” đối với Bộ trưởng Năng lượng Nga Novak vì đã chúc mừng ông về điều này.

Theo kế hoạch, Nga dự kiến sẽ dỡ bỏ việc hạn chế nhập khẩu cà chua từ Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1/12 tới. Đổi lại, phía Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ cũng dỡ bỏ các quy định phức tạp đối với việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Nga. Trước đó, hôm 9/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt các biện pháp yêu cầu bổ sung gây khó khăn đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Nga.

Động thái của Nga cho thấy nước này dường như chủ động giảm bớt rắc rối trong quan hệ song phương với Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc tình hình chiến sự ở Syria ở thế giằng co tại một số khu vực then chốt và thỏa thuận bán tên lửa S-400 bị “gièm pha”.

Theo thỏa thuận, Nga sẽ chuyển giao 2 hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tới và sau đó sẽ giúp nước này sản xuất ngay trong nước 2 tổ hợp nữa. Thỏa thuận này được cho là có trị giá khoảng 2,5 tỷ USD.

Nga doi S-400 lay… ca chua
Tổng thống Nga V. Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thậm chí còn tuyên bố rằng Ankara có thể hủy bỏ thỏa thuận này và tìm kiếm đối tác khác nếu Moskva không sẵn lòng chia sẻ công nghệ của hệ thống phòng không tiên tiến nhất của mình.

Ông Mevlut Cavusoglu nêu rõ: "Chúng tôi đã nhất trí về nguyên tắc trong việc cùng sản xuất trong giai đoạn trung và dài hạn. Nếu người Nga không nhất trí, chúng tôi sẽ ký thỏa thuận với nước khác".

Về mặt ngoại giao, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có động thái chính thức gây sức ép với Nga. Ngày 10/10, Tổng thống Erdogan tuyên bố Ankara sẽ "không bao giờ chấp nhận" việc Nga sáp nhập Crimea và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về vấn đề này.

Tuy vậy, chỉ ít ngày sau, hôm 13/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định không có vấn đề gì đối với kế hoạch mua S-400 của Nga, đồng thời cho biết hai bên cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán liên quan đến hệ thống S-500.

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, Tổng thống Erdogan cho biết sẽ không có việc hai nước cùng sản xuất trong giai đoạn đầu của thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, nhưng hai bên sẽ cùng tham gia các bước sản xuất trong giai đoạn tiếp theo.

Nga đáp lời

Ngoài việc chủ động hạ nhiệt căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng tung bài đáp trả các “chiêu” của Thổ Nhĩ Kỳ khi dồn dập đưa tin về hàng loạt thỏa thuận cung cấp S-400 cho Bahrain, Saudi Arabia hay Ấn Độ.

Theo báo cáo của Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, cơ quan này đã nhận được khoảng 10 đăng ký mua S-400.

Bên cạnh đó, các “chuyên gia” Nga cũng liên tục đăng đàn để đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400.

Trang Sputnik dẫn lời ông Alexey Podberezkin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và quân sự của trường Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế (MGIMO), khẳng định rằng hợp đồng mua hệ thống độc đáo và hiệu quả này sẽ đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Truyền thống chính thức của Nga, trong đó có RT và Sputnik, tích cực quảng cáo cho sức mạnh của hệ thống tên lửa S-400
Truyền thống chính thức của Nga, trong đó có RT và Sputnik, tích cực quảng cáo cho sức mạnh của hệ thống tên lửa S-400

Ông Kozhin nói: "Đúng, chúng tôi đã nhận được khoản ứng trước. Hiện thời tôi không thể nói khoản đặt cọc đó là bao nhiêu. Bên mua còn muốn chuyển sớm hơn, nhưng vấn đề hiện vẫn đang được thảo luận tiếp”.

Theo Sputnik, các đại diện Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rằng họ trông đợi hệ thống tên lửa sẽ bắt đầu được cung cấp trong vòng hai năm.

Ngày 12/9, Moskva và Ankara đã ký hợp đồng mua bán hệ thống tên lửa phòng không S-400. Các chi tiết của thỏa thuận này không được công bố do “đặc thù và và độ nhạy cảm của đề tài”.

Cũng theo ông Aleksey Podberezkin, S-400 đảm bảo sự phòng vệ trước hầu hết các phương tiện tấn công.

Ông Podberezkin nói: “Hiện nay, chủ quyền của quốc gia chủ yếu được xác định bởi khả năng phòng không vũ trụ. S-400 chính là hệ thống đảm bảo sự phòng vệ trước hầu hết các phương tiện tấn công, thậm chí cả tên lửa đạn đạo tầm trung.

Đó là hệ thống rất hiệu quả, phủ vùng rộng lớn phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Trên thế giới chưa có hệ thống nào tương tự S-400.

Việc sở hữu S-400 sẽ đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với các đối tượng khó tiêu diệt như máy bay phát hiện radar. Với hệ thống độc đáo, nhiều nước như Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn mua”.

Thổ Nhĩ Kỳ cần Nga và S-400 làm "đòn bẩy" trong quan hệ với Mỹ và EU?
Thổ Nhĩ Kỳ cần Nga và S-400 làm "đòn bẩy" trong quan hệ với Mỹ và EU?

Sputnik cũng dẫn lời ông Mesut Hakkı Chashin, sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ về hưu, Giáo sư Quan hệ Quốc tế của Học viện Không quân và Đại học Ozyegin ở Istanbul Hệ thống S-400 có tất cả các thiết lập cực kỳ hiện đại mà Thổ Nhĩ Kỳ cần đến, với tầm xa 400 km, tầm cao lên đến 30 km…Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả điều này là những yếu tố rất quan trọng”.

Theo ông Chashin, vấn đề quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã không được giải quyết từ những năm 1990, hệ thống phòng thủ là nhu cầu thiết yếu của nước này. Ông Chashin nói: “Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp thiết về các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất.

Chúng tôi nhớ trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Iraq đã tấn công bằng tên lửa vào Iran.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và cuộc chiếm đóng Iraq năm 2003, chúng tôi đã chứng kiến tác dụng của tên lửa mà Baghdad sở hữu”.

Theo Báo Đất Việt

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.