Ông Kim Jong-un từng đặt chân đến những quốc gia nào?

Ông Kim Jong-un được gửi ra nước ngoài ngay từ khi còn nhỏ và trở thành lãnh đạo tối cao Triều Tiên vào năm 2011, sau cái chết của người cha Kim Jong-il.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là con trai thứ hai của cố lãnh đạo Kim Jong-il và người vợ thứ ba Ko Yong-hui. Ông Kim được cho là sinh năm 1982 hoặc 1983.

Không có nhiều thông tin về thời thơ ấu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng theo các nguồn tin không chính thức, ông Kim hoàn thành khóa học tiểu học ở quê nhà Triều Tiên.

Ông Kim lần đầu ra nước ngoài vào năm 1992, khi tháp tùng người mẹ đến Nhật Bản và Trung Quốc. Kim Jong-un sau đó được gửi sang theo học ở Thụy Sĩ, dưới cái tên Un Park và vỏ bọc là con trai của một nhà ngoại giao Triều Tiên.

Ở thời điểm quay trở về Triều Tiên vào năm 2000, ông Kim được cho là hoàn thành quá trình học cấp 2 và cấp 3, thông thạo tiếng Đức, Pháp và tiếng Anh. Trong quãng thời gian này, nhiều khả năng ông Kim được nhà trường gửi đến Pháp và Đức để trau đồi thêm kỹ năng về ngoại ngữ.

Bức ảnh hiếm hoi của Kim Jong-un thời thơ ấu và người cha Kim Jong-il.
Bức ảnh hiếm hoi của Kim Jong-un thời thơ ấu và người cha Kim Jong-il.

Theo BBC, ông Kim sau đó theo học trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng và bắt đầu tháp tùng người cha Kim Jong-il trong các chuyến đi thị sát trong nước vào năm 2007.

Theo nguồn tin không chính thức, ông Kim từng tháp tùng người cha Kim Jong-il đến Trung Quốc vào năm 2009 và 2010. Quan chức Trung Quốc bác bỏ điều này nhưng tình báo Hàn Quốc lại cho rằng đây là thông tin chính xác.

Đây cũng là quãng thời gian ghi nhận bước tiến vượt bậc của ông Kim, khi trở thành tướng quân đội Triều Tiên ở tuổi 27.

Cái chết của cố lãnh đạo Kim Jong-il vào năm 2011 đưa Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao ở Triều Tiên. Kể từ đó, ông Kim tập trung giải quyết vấn đề trong nước và đặt mục tiêu theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Đây cũng là lý do ông Kim hủy bỏ chuyến thăm đến Iran năm 2012. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng được đồn đoán sẽ đến thăm Nga năm 2015. Nhưng chuyến thăm này đã bị hủy bỏ vào phút chót

Tờ Chosun IIbo của Hàn Quốc khi đó cho rằng ông Kim không xuất hiện bởi Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng để mang hình ảnh Kim Jong-un ra thế giới. Phần tường thuật qua sóng truyền hình cũng có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ông.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu có bài phát biểu công khai trước công chúng vào ngày 15.4.2012, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên sau khi người cha Kim Jong-il qua đời năm 2011.

Ông Kim khi đó phát biểu rằng sự vượt trội trong công nghệ quân sự sẽ không còn nằm trong tay Mỹ và phương Tây.

Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đạt bước tiến lớn trong công nghệ hạt nhân và tên lửa tầm xa. Ngày 29.11, vụ phóng tên lửa Hwasong-15 thành công đưa Triều Tiên trở thành quốc gia làm chủ công nghệ tên lửa hiện đại, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, một khi Triều Tiên được cộng đồng quốc tế xác nhận là cường quốc hạt nhân và tình hình đất nước trở nên ổn định, ông Kim sẽ bắt đầu có chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên.

Điểm đến mà nhà lãnh đạo Triều Tiên lựa chọn nhiều khả năng sẽ là Trung Quốc và Nga.

Theo Kienthuc.net.vn

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.