"Sóng gió" lại nổi lên trên vùng biển Hoa Đông

(Baongehan) - Thứ Ba, ngày 25/11, chính quyền Nhật Bản thông báo, 3 tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải tại các đảo không người thuộc quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư là nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo. Hiện tại, quần đảo Senkaku đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, trong khi đó Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với những đảo này.
Một trong số những đảo thuộc quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư tại vùng biển Hoa Đông.  Ảnh: AP/Uncredited
Một trong số những đảo thuộc quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư tại vùng biển Hoa Đông. Ảnh: AP/Uncredited
Cùng ngày, lực lượng Cảnh sát Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện ra 3 con tàu của Trung Quốc sau khi những con tàu này di chuyển vào vùng lãnh hải thuộc quần đảo tranh chấp được khoảng 2 giờ. Trên một thông báo đăng trên mạng Internet, các nhà chức trách Trung Quốc khẳng định, lực lượng Hải giám của họ đã “tuần tra trong vùng biển tại quần đảo Điếu Ngư của Trung Quốc”. 
Kể từ khi diễn ra cuộc gặp mặt cấp cao Nhật - Trung hồi tháng 11 thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho tàu xâm nhập vào vùng lãnh hải của các đảo đang xảy ra tranh chấp. Được biết, cuộc gặp mặt cấp cao trên được tổ chức với mục tiêu là đạt được một thỏa thuận gồm 4 điểm giữa hai nước về vấn đề chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bao gồm 5 đảo nhỏ không có người ở và 3 đảo đá nằm trên vùng biển Hoa Đông. Quần đảo này cách 120 hải lý về phía Đông Bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía Đông Trung Quốc và cách 200 hải lý về phía Tây Nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Trong vòng 2 năm qua, các chuyến “viếng thăm” của các tàu thuyền Trung Quốc đã nhân lên một cách đáng kể xung quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đặc biệt là sau khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một phần đảo Senkaku mà trước đây thuộc sở hữu tư nhân của một người Nhật vào mùa Thu năm 2012.
Trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng trong quan hệ giữa 2 nước, hôm 10/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp mặt lần đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh. Cuộc gặp gỡ được kỳ vọng sẽ làm tan băng trong mối quan hệ song phương giữa hai cường quốc của châu Á. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Abe từng tuyên bố Trung Quốc và Nhật Bản “cần hỗ trợ lẫn nhau”. Tuy nhiên, những cái bắt tay lạnh nhạt giữa hai nguyên thủ quốc gia một lần nữa cho thấy dường như những vấn đề xích mích tồn tại trong suốt lịch sử giữa 2 quốc gia sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Chu Thanh (Theo LeMonde 25/11)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.