Quy định các tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển và hải đảo

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020.

Theo quy định, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đường ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo.

l Một góc “làng trong phố” vùng ven biển (ảnh nhỏ).
Các xã vùng ven biển đang gặp nhiều khó khăn trong xây dưng NTM

Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo phải đáp ứng 4 tiêu chí sau:

Một là, có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tổng điều tra hộ nghèo năm 2015 từ 16% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 11% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Hai là, thiếu (hoặc chưa đủ) 3/7 công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể:

- Xã chưa đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế;

- Cơ sở vật chất trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia dưới 60%;

- Từ 40% số thôn trở lên chưa có phòng học kiên cố cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo;

- Chưa có hoặc chưa được đầu tư trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân của xã;

- Từ 40% số thôn trở lên chưa có nhà sinh hoạt thôn;

- Dưới 75% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ, nước mưa chứa trong bể chứa được bảo vệ);

- Dưới 60% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quy chuẩn Việt Nam quy định của Bộ Y tế.

Ba là, thiếu (hoặc chưa đủ) 2/4 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh:

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải dưới 80%

;- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải dưới 70%;

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện dưới 50% (riêng Đồng bằng sông Cửu Long dưới 40%);

- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa dưới 70% (riêng Đồng bằng sông Cửu Long dưới 40%).

Bốn là, thiếu trên 50% cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp như: đường ra bến cá; bờ bao, kè; trạm bơm cho nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối, hệ thống thoát nước…

Theo Chinhphu.vn

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.