Sáu kinh nghiệm cho D.Trump khi đối diện với Nga và Triều Tiên

Lan Hạ (Theo Fox News)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6; bên cạnh đó ông cũng đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Để chuẩn bị cho các sự kiện này, người đứng đầu Nhà Trắng cần phải tìm hiểu và rút những kinh nghiệm cần thiết.

Bắt đầu từ hội nghị bàn về Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại Tehran năm 1943, và tiếp tục tới tận thế kỷ XXI, các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga đều có thành công nhất định, tuy nhiên, nhiều bài học cũng đã được rút ra. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: AP
Bài học thứ nhất: Sức lôi cuốn cá nhân và khả năng thuyết phục là có giới hạn.
Để xây dựng lòng tin với nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt  đã lưu lại tại Đại sứ Liên Xô ở Tehran khi tham dự hội nghị 1943, và từng ca ngợi Stalin trong hội nghị Yalta. Tuy nhiên, trong cả hai cuộc họp, Stalin mới là người đạt được nhiều mục đích nhất.
Bài học thứ hai: Các hội nghị thượng đỉnh là nơi khẳng định, chứ không phải thay đổi, thực tế quyền lực.
Những người tham gia hội nghị tại Yalta kêu gọi việc thành lập một chính phủ “đa dạng” hơn tại Ba Lan, tuy nhiên Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Roosevelt sau đó đã không còn mấy tin tưởng và kỳ vọng vào các cuộc bầu cử tự do bởi quốc gia này vẫn nằm dưới sự thao túng của Liên Xô.
Tại hội nghị thượng đỉnh Washington 1987, Gorbachev và Reagan đã ký Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) cấm hai bên sản xuất và sở hữu tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên đất liền có tầm bắn từ 500 - 5.500km. Quay cuồng với những cuộc khủng hoảng trong nước, Gorbachev đã phải chấp nhận ký INF và đổi lại việc Mỹ chấm dứt chương trình phòng thủ tên lửa Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) mà Ronald Reagan từng từ chối hủy bỏ.
Bài học thứ ba: Rủi ro gia tăng khi quan hệ xấu đi.
Ngày 1/5/1960, một máy bay trinh sát U-2 tầm cao đã mất tích khi đang di chuyển trên không phận Nga. Washington tuyên bố máy bay mà Mỹ nói là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu thời tiết này đã đi chệch khỏi lộ trình.
Tuy nhiên, sau khi nhà lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev cho biết lực lượng an ninh Nga đã tóm gọn phi công Francis Gary Powers của Cơ quan Tình báo Trung ương (Mỹ), người điều khiển chiếc máy bay có biệt danh “Thiên sứ” này, Tổng thống Dwight Eisenhower buộc phải thừa nhận đây là một chiếc máy bay làm nhiệm vụ do thám. Ngày 16/5, tại hội nghị thượng đỉnh ở Paris, Khrushchev đã nổi giận, khiến hội nghị đổ vỡ và làm cho Eisenhower bẽ mặt.
Bài học thứ tư: Với Moskva, dễ đạt thỏa thuận về kiểm soát vũ khí hơn là các tranh cãi khu vực. 
Dù INF đã được ký tại hội nghị thượng đỉnh Washington năm 1987 song cả hai bên đều vẫn đang ở thế đối đầu và bế tắc trong cuộc chiến mà Liên Xô tiến hành ở Afghanistan và hậu thuẫn chế độ Sandinista tại Nicaragua. Thực tế Kremlin muốn thúc đẩy những thỏa thuận kiểm soát vũ khí khiến Liên Xô ở vào thế cân bằng với Mỹ hơn.
Bài học thứ năm: Chuẩn bị thiếu chu đáo dễ khiến các cuộc gặp đổ vỡ.
Các cố vấn của Tổng thống John F. Kennedy từng lo ngại rằng ông đã không có một sự chuẩn bị kỹ càng cho hội nghị thượng đỉnh tại Vienna năm 1961 với lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Uy tín của Kennedy đã bị ảnh hưởng phần nào sau vụ Mỹ xâm lược Cuba tại Vịnh Con lợn 6 tuần trước đó. 
Sau cuộc gặp, Tổng thống Kennedy thừa nhận đã bị Khrushchev “gay gắt lên án”. Hai tháng sau, Bức tường Berlin bắt đầu được dựng lên. Tại hội nghị thượng đỉnh năm 1987 tại Washington, Tổng thống Reagan đã có một sự chuẩn bị chu đáo hơn, và cuộc gặp không chỉ đem lại kết quả là một hiệp ước quan trọng mà còn tạo ra bầu không khí lạc quan. Cả Gorbachev và Reagan đều có thêm được uy tín và ảnh hưởng đáng kể. 
Bài học thứ sáu: Các nhà lãnh đạo Mỹ cần phải phối hợp với Quốc hội.
Tại hội nghị thượng đỉnh Moskva năm 1974, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ký Hiệp định Sơ bộ về Cấm thử nghiệm vũ khí, nhằm giới hạn các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Hiệp định này có nhiều lỗ hổng và bị Thượng viện Mỹ đã phủ quyết. Tại hội nghị thượng đỉnh Vienna 1979, Brezhnev và Tổng thống Jimmy Carter đã ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (SALT II), và một lần nữa lại bị Thượng viện phản đối. 
Giới chức Mỹ cũng đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Giới chức Mỹ cũng đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Tổng thống Reagan đã rút kinh nghiệm từ những thất bại này và vào năm 1985, ông đã mời các đại diện của lưỡng viện Quốc hội tham gia nhóm giám sát kiểm soát vũ khí, một nhóm các quan chức thường xuyên tham dự các cuộc đàm phán về hạt nhân tại Geneva. Với sự trợ giúp của các quan chức này, Thượng viện sau đó đã nhất trí thông qua INF và Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START).
Một số những nhân tố kể trên có thể tác động tới hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 
Quãng thời gian eo hẹp và sự thiếu vắng các cuộc thảo luận ở cấp chuyên gia có thể khiến công tác chuẩn bị còn nhiều thiếu sót. Nếu thỏa thuận Mỹ-Triều yêu cầu Mỹ phải có những nhượng bộ về mặt quân sự, việc đưa nó qua ải Quốc hội chắc chắn sẽ không dễ dàng.
Trong khi đó, mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Nga hiện tại có thể sẽ khiến triển vọng thượng đỉnh Trump-Putin không mấy xán lạn. Nếu có bất kỳ tiến triển nào trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo này, thì đó nhiều khả năng sẽ là thỏa thuận gia hạn một Hiệp ước START mới, chứ khó có thể là một hiệp ước nhằm chấm dứt chiến tranh tại Ukraine.
Những thành quả mang tính lịch sử như INF và START là kết quả từ các cuộc đàm phán cấp chuyên gia chi tiết, cùng với quyết tâm của giới lãnh đạo nhằm giảm thiểu những rủi ro về hạt nhân và nhằm cải thiện quan hệ. Liệu đó có phải là những ưu tiên hàng đầu của Kim Jong-un và Vladimir Putin hay không là điều không ai rõ./.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.