Siết cho vay bất động sản

Ngay từ đầu năm 2016, trong buổi làm việc với ngành ngân hàng TPHCM, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh cho biết, định hướng ngành ngân hàng trong năm 2016 tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng đi đôi với chất lượng và kiểm soát nợ xấu; sẽ kiểm soát chặt tín dụng với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản (BĐS)…

Cao ốc mới quận 7
Cao ốc mới quận 7 cung ứng nhà ở cho nhân dân tp Hồ Chí Minh

Giảm mạnh giới hạn, nâng hệ số rủi ro

Và mới đây, NHNN lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 36/2014 (TT36) ban hành ngày 20-11-2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, một nội dung đáng lưu ý mà dự thảo đưa ra đó là NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Hợp tác xã giảm từ 60% như quy định hiện hành xuống còn 40%; của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ 200% xuống còn 80%. Cùng với đó, NHNN cũng dự kiến nâng hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS lên 250% thay vì mức 150% như hiện nay. Như vậy, với định hướng giảm mạnh giới hạn trên đã xuất hiện sự lo ngại hoạt động cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng trong thời gian tới sẽ bị hạn chế; một số lĩnh vực cho vay trung và dài hạn, trong đó đặc biệt là lĩnh vực BĐS (chủ yếu cho vay dài hạn) sẽ bị ảnh hưởng theo. 

Liên quan đến dự thảo trên, một vị lãnh đạo NHNN chi nhánh TPHCM cho rằng, hiện NHNN vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo. Tuy nhiên, giảm ở tỷ lệ bao nhiêu thì NHNN sẽ suy xét để đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng trong cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối theo lộ trình giảm dần nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản.

Phải chăng NHNN có nội dung sửa đổi trên là do thời gian qua các ngân hàng cho vay BĐS quá đà, thiếu kiểm soát nên đã đến lúc “siết” cho vay trở lại để tránh gây bong bóng thị trường? Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, tại TPHCM, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn trên địa bàn TPHCM chỉ chiếm khoảng 50% - 52% trong tổng dư nợ nên không đáng phải lo ngại. Riêng tín dụng BĐS tại TPHCM trong năm 2015 mặc dù có tăng so với các năm trước nhưng thấp hơn bình quân cả nước và thấp hơn bình quân tổng dư nợ của ngành ngân hàng. Những dự án BĐS lớn trên địa bàn TP của Tập đoàn Vincom, Đại Quang Minh... đều vay Ngân hàng BIDV và Techcombank ở Hà Nội. Cụ thể, trong năm 2015, dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn TP tăng 13,4%, trong khi năm 2014 mức tăng này ở mức 11,2%. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn mức tăng trưởng bình quân tổng dư nợ trên địa bàn TP là 15,7% và không có dấu hiệu tăng nóng. “Điều này cho thấy công tác thẩm định, quản trị rủi ro đối với việc cho vay BĐS được các ngân hàng rất quan tâm. Theo đó, các ngân hàng chỉ giải ngân các dự án chủ đầu tư có năng lực, có khả năng triển khai dự án để kiểm soát thu hồi vốn cho vay, đảm bảo được rủi ro”, ông Minh nhận định. Nhìn chung, vốn vào BĐS chủ yếu chảy vào phân khúc nhà ở trung bình. Cũng trong xu hướng này, với khoảng 5,5 tỷ USD kiều hối về TPHCM trong năm 2015, kiều hối chảy vào BĐS chiếm 21,7% cũng chủ yếu vào phân khúc xây dựng, sửa chữa, mua nhà tại dự án đang xây dựng dở dang và ở mức giá trung bình. 

Chưa biến động

Thực tế cho thấy, nhiều lãnh đạo ngân hàng trên địa bàn TPHCM hiện đang đẩy mạnh cho vay BĐS khẳng định, ngay cả khi ngân hàng điều chỉnh giảm tỷ lệ theo mức trên vẫn không ảnh hưởng đến việc cho vay BĐS của ngân hàng. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietbank cho hay, hiện nay tỷ lệ cho vay BĐS vẫn nằm trong mức cho phép và ngân hàng này chủ yếu cho vay BĐS ở phân khúc cho vay tiêu dùng, tức là những gia đình trẻ, có công ăn việc làm và nguồn trả nợ ổn định; đồng thời vay mua nhà ở phân khúc trung bình nên ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì vay BĐS ở phân khúc này và không thay đổi chính sách cũng như lãi suất.

Lãnh đạo Ngân hàng HDBank cho biết, cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm trọng tâm của ngân hàng này và hiện HDBank đang liên kết cho vay gần 200 dự án BĐS. Tuy nhiên, những dự án được các ngân hàng liên kết để cho vay đều được các ngân hàng “coi giò coi cẳng” chứ không cho vay ồ ạt. Ngân hàng ACB cũng đang dành mức ưu đãi tín dụng lên đến 15.000 tỷ đồng để khách hàng cho vay mua nhà và tiêu dùng linh hoạt. ACB cũng đang liên kết với gần 50 dự án BĐS để cho khách hàng cá nhân vay tại các dự án này. “Hiện cho vay tiêu dùng cá nhân chiếm 49% tổng dư nợ cho vay của ACB, trong đó dư nợ tín dụng BĐS thời gian qua rất tốt nhưng chủ yếu chảy vào các dự án nhà ở từ 1,2 tỷ đồng/căn trở lại; sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân khúc này vì đây là nhu cầu thật của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chỉ tập trung cho vay các dự án mà ACB đã chọn lọc để liên kết”, ông Từ Tiến Phát, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB nhấn mạnh.

Theo Saigongiaiiphong

tin mới

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.