Lời 'hịch' của phong trào thi đua yêu nước

(Baonghean.vn) - Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta bước vào giai đoạn khó khăn, ác liệt nhất, để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Đây được xem như lời “hịch” thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của toàn dân.

Ngược dòng lịch sử chúng ta thấy: nếu “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn như lời hiệu triệu làm bừng lên hào khí của cả dân tộc trước họa ngoại xâm, làm cho đại bộ phận tướng sĩ tự xăm vào cánh tay hai chữ: “Sát Thát” đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, quyết tâm sắt đá chống giặc Mông Nguyên, thì “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi nguồn cho các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho cuộc kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bản thảo Lời kêu gọi thi đua ái quốc năm 1948. (Ảnh tư liệu)
Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bản thảo Lời kêu gọi thi đua ái quốc năm 1948. (Ảnh tư liệu)

Lời “hịch” của hai vị Anh hùng dân tộc tuy ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng đều mang điểm chung là có giá trị, ý nghĩa to lớn, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong những tình huống khó khăn, ác liệt của dân tộc trước sự xâm lăng của kẻ thù. “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự kế thừa, phát triển lên tầm cao mới, về nội hàm, thể hiện sâu sắc tư tưởng đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Vì thế, nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong một thời kỳ lịch sử nhất định, mà còn có giá trị xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua không chỉ là hoạt động tích cực, sáng tạo trong công việc hằng ngày, trong lao động, sản xuất vật chất, mà còn là hoạt động tư tưởng và tinh thần, biểu hiện của lòng yêu quê hương, đất nước. Thi đua là động lực để phát huy lòng yêu nước, biến lòng yêu nước thành sức mạnh vật chất to lớn, huy động sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc; đồng thời, lòng yêu nước được thúc đẩy sẽ thiết thực nâng cao hiệu quả của thi đua.

Hơn ai hết, Bác hiểu rất rõ giá trị sức mạnh to lớn của thi đua yêu nước và truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc ta. Nếu truyền thống đó được phát huy và kết lại sẽ tạo thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ để vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, đưa dân tộc ta đến thắng lợi vẻ vang. Vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi tên phong trào thi đua của nhân dân ta là “Thi đua ái quốc”, biến sức mạnh riêng lẻ của từng người thành sức mạnh của dân tộc và thời đại.

Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước phát triển không ngừng, theo Bác, vấn đề quan trọng trước hết là sự gắn kết chặt chẽ, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể để khuyến khích mọi người cùng thi đua. Người nói: “Thi đua yêu nước để ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và tiện ích cho làng, cho nước và cho dân tộc”. Thực hiện tốt nguyên tắc đó, tinh thần thi đua yêu nước nhất định trở thành phong trào hành động cách mạng; chuyển nhận thức tư tưởng thành hành động thiết thực để nâng cao hiệu quả học tập, công tác, lao động, sản xuất,… góp phần phụng sự đắc lực Tổ quốc, nhân dân.

Để phong trào thi đua luôn có sức sống mãnh liệt, lâu bền, Bác yêu cầu: “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua”, thi đua không nên chỉ bó hẹp trong một ngành, một địa phương, một đơn vị mà phải phát triển rộng khắp trên cả nước, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng, miền núi đến vùng biển, đảo xa xôi. Đồng thời, cần khơi dậy lòng yêu nước của các thành phần, các đối tượng, làm cho thi đua phải trở thành công việc chung của mọi người, mọi ngành, mọi cấp.

Thi đua không chỉ trong các ngành sản xuất vật chất mà cả trong các ngành văn học, nghệ thuật, giáo dục, y tế… Thi đua cả trong đời sống riêng của mỗi người, từ việc ăn, ở, học tập, tu dưỡng đến quan hệ trong gia đình, bè bạn. Hiệu quả của mỗi việc làm đem lại có thể nhỏ, nhưng nhiều công việc nhỏ hằng ngày và nhiều người thi đua thì hiệu quả sẽ rất lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp tại Việt Bắc từ 1-6/5/1952.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp tại Việt Bắc từ 1-6/5/1952.

Thi đua là sự phấn đấu vươn lên giành lấy cái hay, cái tốt đẹp hơn trước. Muốn có hiệu quả cao, thi đua phải có mục đích nhất định, giống như người bắn súng phải có mục tiêu cụ thể, nếu không sẽ lãng phí sức lực, tiền của và thời gian của nhân dân, làm giảm nhiệt tình cách mạng và không gây dựng được phong trào. Vì vậy, việc đặt mục đích thi đua phải thật sự khoa học, toàn diện và cụ thể. Không chỉ có mục đích chung cho cả nước, mà còn phải có mục tiêu cụ thể cho từng miền, từng ngành, từng giới, từng lứa tuổi; kết hợp chặt chẽ giữa mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.

Mục đích thi đua phải gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự và khả năng thực tế của từng thời kỳ. Thi đua phải được tiến hành hằng ngày, thường xuyên, liên tục, có tác dụng thúc đẩy mỗi người dân, tùy theo công việc của mình mà phấn đấu, làm việc tốt hơn để không bị tụt hậu với đồng đội, với các đơn vị bạn, với các ngành, các địa phương trong cả nước. Từ đó, xã hội sẽ không ngừng phát triển; chất lượng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Theo Người, thi đua “Phải có kế hoạch tỉ mỉ. Kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm”3. Vì thế, việc đề ra kế hoạch thi đua phải căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng có thể đạt được nhằm động viên mọi người cùng phấn đấu thực hiện; tránh sự sơ suất “đại khái” quá cao, phiền phức, miễn cưỡng,…

Cùng với đó, mỗi cấp lại phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực cho từng lĩnh vực, từng ngành, trong mỗi ngành lại có những biện pháp phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tiễn và yêu cầu cần đạt được nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc,… Người căn dặn: Kế hoạch 10 thì biện pháp phải 20 và quyết tâm 30.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là nhân tố giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua. Nếu thiếu sự lãnh đạo đúng đắn thì những thiếu sót, lệch lạc trong quá trình thi đua sẽ không được phát hiện, uốn nắn kịp thời, dẫn đến tình trạng nơi thì đặt kế hoạch to quá, rồi không làm nổi, nơi thì ban đầu làm quá ồ ạt, đến nỗi ít lâu thì đuối sức đi, không tiếp tục thi đua được… thành thử “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các ngành, các địa phương phải thành lập Ban thi đua để giải quyết kịp thời mọi công việc. Cán bộ thi đua phải có nhiệt tình công tác, có quan điểm quần chúng và kiến thức nhất định về kinh tế, kỹ thuật, quản lý; nắm được các chính sách về chế độ khen thưởng; biết tổ chức tuyên truyền, cổ động quần chúng.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua cần chú trọng việc sơ kết, tổng kết để một mặt kịp thời biểu dương những thành tích đã đạt được; mặt khác, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong tổ chức thực hiện thi đua. Qua đó, có giải pháp bồi dưỡng, phát huy lòng yêu nước, yêu CNXH của nhân dân; đồng thời, phổ biến và áp dụng sáng kiến, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, đưa phong trào thi đua phát triển không ngừng.

Tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thi đua ái quốc đã lan tỏa sâu, rộng cả tiền tuyến và hậu phương. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đem hết sức mình tham gia kháng chiến, kiến quốc, đưa đất nước vượt qua thời điểm đầy gian nguy, làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ, xóa được nạn đói, nạn dốt…

Bác trò chuyện với Anh hùng lao động Nguyễn Phúc Đồng (ngành Quân giới) và nữ anh hùng Nguyễn Thị Năm (dệt Nam Định) trong buổi họp mặt các đại biểu dự Đại hội liên quan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua công – nông – binh toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội (7/7/1958)
Bác trò chuyện với Anh hùng lao động Nguyễn Phúc Đồng (ngành Quân giới) và nữ anh hùng Nguyễn Thị Năm (dệt Nam Định) trong buổi họp mặt các đại biểu dự Đại hội liên quan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua công – nông – binh toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội (7/7/1958)

Những kết quả đó đã tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc ta bước vào trận chiến mới với “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, làm dấy lên khí thế hào hùng của cả dân tộc, tạo nên kỳ tích giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước bằng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào thi đua yêu nước đã không ngừng phát triển, góp phần tạo dựng những thành tựu to lớn, làm cho hình ảnh, vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

“Lời kêu gọi thi đua ái quốc” cách đây đã 68 năm, đất nước ta đã trải qua nhiều sự kiện chính trị lớn và tiến những bước dài; điều kiện thi đua đã có nhiều thay đổi, nhưng lời “hịch” phong trào thi đua yêu nước của Bác Hồ vẫn khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo trong thời gian gần đây lại một lần nữa làm dấy lên lòng yêu nước của cả dân tộc, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể, ban, ngành trong xã hội đấu tranh, lên án những hành động ngang ngược, xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế, nhằm thực hiện mưu đồ “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc.

Những hành động thể hiện lòng yêu nước của nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong những ngày qua là sự tiếp nối truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc. Cả dân tộc ta luôn có chung nhận thức: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là điều bất biến, thiêng liêng, không thể đánh đổi bất cứ điều gì, không chỉ hôm nay mà mãi mãi về sau.

Thái Bình (Tổng hợp)

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Nghệ An ước đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng từ du lịch; Các lực lượng túc trực hiện trường ngăn đám cháy tái rừng tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương bùng phát… là những tin tức nổi bật trong ngày.

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn lao động, tạo lập môi trường an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động là những mục tiêu quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng. Doanh nghiệp cần trân trọng, quan tâm đầu tư, chia sẻ thành quả với người lao động, nuôi dưỡng nguồn “vốn quý” này.

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có nhiều cựu chiến binh từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Họ đều đã tuổi cao, những mảnh ký ức cũng đã vơi đi nhiều, nhưng vẫn luôn tự hào khi là chứng nhân lịch sử của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

(Baonghean.vn) - Hơn 5.000 du khách vượt nắng về Khu di tích Quốc gia Truông Bồn trong ngày giải phóng miền Nam; Chen chân đến các điểm vui chơi, mua sắm tại thành phố Vinh dịp lễ; Thợ điều hòa "hái" tiền triệu mỗi ngày dịp nắng kỷ lục… là những thông tin nổi bật ngày 30/4.

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Theo quy định, việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính phải đảm bảo trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý. Kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt từ 83,11% đến 99,36%.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

(Baonghean.vn) - Hôm nay, 29/4 nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiệt độ lên đến 43 độ C. Nắng nóng tác động rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy những kết quả đạt được trong 2 năm qua khi liên tiếp đứng trong tốp 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh Nghệ An đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng một điểm đến đáng tin cậy và hiệu quả của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung: Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung: Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ thông xe tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn giao với Quốc lộ 7A (Diễn Cát) đến Quốc lộ 46B (Hưng Tây), Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tuyến cao tốc sẽ mở ra cơ hội phát triển mới về đầu tư, du lịch và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Thanh Chương tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại

Mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Thanh Chương tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại

(Baonghean.vn) - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, thị trấn Thanh Chương dự kiến mở rộng địa giới hành chính tăng hơn gấp 3 lần diện tích hiện tại và quy mô dân số tăng gấp đôi trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số hai xã Thanh Lĩnh và Thanh Đồng.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/4

(Baonghean.vn) - Hôm nay bắt đầu kỳ nghỉ lễ cũng là thời điểm Nghệ An bước vào giai đoạn cao điểm của nắng nóng. Miền núi nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng để canh tác vụ mùa. Lãnh đạo cơ quan KTTV Bắc Trung Bộ nhận định, mùa Hè năm nay, nắng nóng sẽ khốc liệt hơn trung bình nhiều năm.

Dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Nghệ An năm 2024

Dự báo thời tiết cực đoan ở Nghệ An năm 2024

(Baonghean.vn) -Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng trả lời có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Cương - Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ về tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm và các vấn đề liên quan đến việc ứng phó các hiện tượng cực đoan của thời tiết.

Tạo đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở Nghệ An

Tạo đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Nghệ An dự kiến giảm 1 đơn vị cấp huyện và 49 đơn vị cấp xã. Vấn đề quan tâm sau sáp nhập là bố trí cán bộ, công chức đúng người, đúng việc và giải quyết dôi dư, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các điểm du lịch Nghệ An chuẩn bị kỳ nghỉ lễ; Hướng dẫn di chuyển trên cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt; Thêm hàng trăm chỉ tiêu để "giảm nhiệt" tuyển sinh lớp 10 ở TP.Vinh...là những thông tin nổi bật trong ngày.

Công ty Điện lực Nghệ An: Hành trình 65 năm thắp sáng niềm tin

Công ty Điện lực Nghệ An: Hành trình 65 năm thắp sáng niềm tin

(Baonghean.vn) - Trong hành trình 65 năm (1959-2024), các thế hệ CBCNV Công ty Điện lực Nghệ An luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xây dựng và phát triển đưa Công ty lớn mạnh không ngừng, vươn tới những mục tiêu ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế quê hương, đất nước.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 26/4, Đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/4

(Baonghean.vn) -Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian kỳ họp thường lệ giữa năm 2024; Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’; UBND tỉnh họp thường kỳ... là những thông tin nổi bật trong ngày.

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh

(Baonghean.vn) - Thay vì diễn ra trong 2,5 ngày như thông lệ, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 sẽ được rút ngắn thời gian xuống còn 2 ngày. Thường trực HĐND tỉnh sẽ lấy ý kiến khảo sát đánh giá của các vị đại biểu HĐND tỉnh về đổi mới này ngay khi kết thúc kỳ họp. 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(Baonghean.vn) - Chiều 25/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến về triển khai công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì hội nghị.

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Thông giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đánh giá, phân tích rõ nguyên nhân kết quả phát triển đảng viên ở nhiều đảng bộ đạt tỷ lệ thấp trong quý I/2024 để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo kịp thời.