Thủ tướng Israel bất ngờ "dịu giọng" với Palestine

(Baonghean.vn)- “Israel cam kết với ý tưởng cho rằng chỉ đạt được hòa bình lâu dài thông qua giải pháp hai nhà nước” – đây là tuyên bố mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa đưa ra sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier.

Đây là sự thay đổi khá bất ngờ của Thủ tướng Netanyahu bởi trước đó, trong thời gian tranh cử hồi tháng 3, ông đã từng khẳng định “chắc như đinh đóng cột” rằng sẽ không có giải pháp “hai nhà nước” dưới thời lãnh đạo của ông.

Tổng thống
Thủ tướng Israel Netanyahu kêu gọi Palestine quay trở lại bàn đàm phán (nguồn Internet)

Gió đổi chiều

Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier đang ở thăm Israel, Thủ tướng Israel nêu rõ ông vẫn cam kết theo đuổi giải pháp hai nhà nước – nhà nước Palestine phi quân sự hóa và phải công nhận nhà nước Do Thái của Israel, coi đây là cách duy nhất để đạt được hòa bình lâu dài.

Ngoài ra, Thủ tướng Netanyahu cũng đã thảo luận với Ngoại trưởng Đức về “nỗ lực chung thúc đẩy hòa bình với Palestine thông qua đàm phán trực tiếp”, kêu gọi Palestine quay trở lại bàn đàm phán không điều kiện.

Ngoài những lời kêu gọi, ông Netanyahu còn không quên xây dựng hình ảnh một Israel đầy thiện chí bằng cách “đổ lỗi” Palestine đã đẩy tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông bế tắc như hiện nay, rằng “thật không may khi các nhà lãnh đạo Palestine đã rút khỏi đàm phán”.

Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Israel Netanyahu kêu gọi Palestine quay trở lại bàn đàm phán. Trước đó, trong cuộc gặp với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini, ông Netanyahu cũng đã từng khẳng định cam kết “muốn có một nền hòa bình có thể chấm dứt hoàn toàn xung đột”.

Ông Netanyahu còn hứa hẹn thêm rằng Chính phủ Israel sẽ triển khai một số sáng kiến trong những tháng tới nhằm làm giảm căng thẳng về vấn đề người Palestine sinh sống tại những vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967.

Sự thay đổi thái độ tới 180 độ của ông Netanyahu khiến dư luận thế giới khá ngạc nhiên, bởi cách đây chưa đầy 3 tháng, ông luôn thể hiện thái độ cứng rắn khi cho rằng sẽ không có giải pháp hai nhà nước dưới thời của ông.

Sự khẳng định này đã được nhắc đi nhắc lại trong thời gian tranh cử của ông, khiến cho dư luận thế giới đưa ra những dự đoán đầy bi quan về tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông trong nhiệm kỳ Thủ tướng tiếp theo của ông Netanyahu.

Những nhận định này là dễ hiểu bởi trước đó, dù phải ngồi vào bàn đàm phán dưới sức ép của cộng động quốc tế, Israel luôn muốn duy trì đàm phán trên thế mạnh, không muốn có bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Palestine về các vấn đề cơ bản, buộc Palestine phải thương lượng trên cơ sở chấp nhận những giải pháp nằm trong lợi ích của Israel.

Israle muốn “lấy lại những gì đã mất”?

Các nhà phân tích đã cố gắng lý giải nguyên nhân mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahy liên tục bày tỏ mong muốn được đàm phán với Palestine đến vậy, và quan điểm nhận được nhiều sự đồng thuận nhất là “Israel muốn lấy lại những gì đã mất” – lấy lại sự thiện cảm trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Kể từ sau khi đưa ra tuyên bố hồi tháng 3 về việc không chấp nhận giải pháp hai nhà nước với Palestine, ông Netanyahu đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế. Kể cả Liên minh châu Âu và Mỹ cũng tỏ ra mất kiên nhẫn với một Israel cứng rắn và “khó bảo”.

Các nước châu Âu và Mỹ luôn khẳng định ủng hộ hai nhà nước Israel và Palestine cùng chung sống trong hòa bình. Bản thân Tổng thống Obama cũng rất nỗ lực đẩy nhanh tiến trình hòa bình cho Israel và Palestine trong nhiệm kỳ đầu nhưng đến nay vẫn chưa có đột phá nào.

Chính bởi vậy, bất chấp việc Israel vẫn đang là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trugn Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng cảnh bánh sẽ đánh giá là những phương án trong quan hệ giữa Mỹ với Israel, đồng thời thẳng thừng yêu cầu Israel phải chấm dứt việc chiếm đóng đất của người Palestine.

Với châu Âu, tình cảnh của Israel cũng chẳng sáng sủa gì hơn khi Israel bị đánh giá là đang “mất” châu Âu trên 3 cấp độ: ý kiến dư luận đã kiên quyết chuyển sang chống lại Israel ở hầu hết các nước EU, bản thân khối này cũng gia tăng thảo luận và thực hiện các chính sách chống sự hiện diện của Israel ở Bờ Tây, và gần đây nhất, các cuộc bỏ phiếu và nghị quyết công nhận một nhà nước Palestine đang diễn ra liên tục ở nhiều cường quốc châu Âu.

Châu Âu đã có sự phân biệt rõ ràng về hành động chiếm đóng của Israel ở những vùng đất của Palestine, theo đường biên giới trước năm 1967, bao gồm phần Đông Jerusalem, Bờ Tây và dải Gaza.

Giống như Mỹ, châu Âu cũng đã bắt đầu đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ hơn nếu như Israel không tỏ ra “biết điều” hơn, trong đó có giải pháp hạn chế thị thực đối với các nhà lãnh đạo Israel, thậm chí tiến hành trừng phạt kinh tế với các công ty kinh doanh trên vùng đất chiếm đóng của Palestine.

Tất nhiên, Israel dưới sự điều hành của ông Netanyahu trong mấy năm qua đã không giữ được hòa khí với hầu hết các quốc gia láng giềng ở Trung Đông.

Thế nhưng, đến cả những đồng minh thân thiết nhất cũng “quay lưng” lại thì hình ảnh bị cô lập trên trường quốc tế quả thật đã đến mức “báo động”. Không những vậy, chiến dịch vận động của cộng đồng quốc tế mà Nhà nước Palestine triển khai đang khiến ông Netanyahu phải tính toán lại chiến lược của mình.

Mỗi thắng lợi của Palestine đều mang tính biểu tượng cao và lại thêm một lần đẩy Israel vào tình thế bị cô lập. Có lẽ bản thân ông Netanyahu cũng đã cảm nhận được “sức nóng” của tình thế này và cho rằng Israel đang đối mặt với một chiến dịch cấp độ toàn cầu nhằm “bôi đen” tên tuổi của Israel. 

Tuy nhiên, thế giới đã quen với cách hành xử của ông Netanyahu trước đây, đó là sử dụng chiến thuật thỏa hiệp tạm thời, nhưng sau đó lại tìm cách vi phạm để phá vỡ những tiến triển thực chất của tiến trình hòa bình.

Bởi vậy, chỉ với một vài tuyên bố của ông Netanyahu cũng như từ phía Israel, chưa thể đưa ra những nhận định lạc quan về tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông trong thời gian tới.

Thúy Ngọc

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.