Thủ tướng Nouri al-Maliki ngừng tái tranh cử: Liệu ổn định có trở lại?

(Baonghean) - Dưới sức ép rất lớn từ trong và ngoài nước, sau nhiều lần khẳng định tái tranh cử chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ 3, ngày 14/8, đương kim Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tuyên bố sẽ không tái tranh cử và ủng hộ người vừa được chỉ định thay thế mình là Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi. Quyết định của ông được cho là để tạo thuận lợi cho việc thành lập chính phủ vốn đã ngập tràn chia rẽ sâu sắc, trong khi đó Iraq lại đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS).
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Ảnh: AFP
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Ảnh: AFP
Nouri al-Maliki là Thủ tướng đầu tiên của Iraq kể từ khi nước này có hiến pháp mới. Trước khi trở thành Thủ tướng, Maliki đã có thời gian dài sống lưu vong nhưng vẫn tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Maliki cầm quyền thủ tướng trong lúc chiến tranh, tình hình bạo động và mâu thuẫn giữa các sắc tộc vẫn còn. Maliki giữ vững mối quan hệ mật thiết với cả Mỹ lẫn Iraq và giải quyết tốt vấn đề các phe phái chính trị trong nước. Nhưng vẫn chưa đủ, vì Iraq cần có sự hòa giải giữa các dân tộc. Chính phủ của Maliki tìm cách giảm bạo động và tránh gây ra bất đồng quan điểm với người Kurd, cả việc khôi phục lại nền kinh tế Iraq.
Nhiều năm qua, chính quyền Mỹ từng nhiều lần cảnh báo chính quyền do người Shiite chi phối của Thủ tướng Maliki cần phải là đại diện cho mọi sắc tộc, không được có lối hành xử triệt hạ người Sunni thiểu số. Thế nhưng, ông Maliki đã phớt lờ những điều này, tiếp tục không chịu chia sẻ quyền lực và quyền lợi kinh tế với người Sunni, bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo biểu tình Sunni. Những chính sách được cho là thiên vị người Shiite một cách thái quá như gạt người Sunni và người Kurd ra bên lề xã hội khiến Nhà trắng hết sức tức giận. Ngay từ giữa tháng 6/2014 Washington đã muốn các đảng phái chính trị ở Iraq thành lập một chính phủ mới, một chính phủ bao gồm các đại diện của cộng đồng người Sunni và người quốc, loại bỏ Thủ tướng Nouri al-Maliki, sau khi ông này quyết tụ hợp một liên minh lãnh đạo sau cuộc bầu cử hồi tháng 4 vừa qua. Giới chức Washington nhận định rằng lãnh đạo người Shiite này đã không thể thực hiện được hòa giải dân tộc với người Sunni thiểu số, ổn định hóa quốc gia đầy bất ổn chính trị này. Nếu một chính phủ mới được thành lập mà không có thủ tướng Nouri al-Maliki có thể giúp ngăn chặn ảnh hưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và vùng cận Đông (ISIL) vốn đang phát triển mạnh và nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực miền bắc Iraq. Trong khi đó, sức ép của một số đồng minh như Arập, nhất là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) liên tục gia tăng, buộc Nhà Trắng ngừng hậu thuẫn cho ông Nouri al-Maliki. Mặc dù đoán biết được “bà đỡ” Mỹ đã không còn tin tưởng nếu không muốn nói là thất vọng trong các chính sách của mình, nhưng ông al-Maliki vẫn kêu gọi Mỹ trợ giúp không kích nhằm đẩy lùi và tiêu diệt phiến quân ISIL. Mặc dù ám ảnh về sự sa lầy cuộc chiến ở Iraq đã làm cho nước Mỹ hao người, tốn của vẫn còn đó. Song, trước bối cảnh ISIL ngày càng lớn mạnh, bắt buộc chính quyền Tổng thống Obama vẫn phải cam kết sẽ hỗ trợ với mức độ lớn và lâu dài, nhưng với điều kiện nếu các nhà lãnh đạo Iraq tiến hành các bước cần thiết để đưa đất nước xích lại gần nhau thì mới có hiệu quả.
Giữa lúc cuộc chiến có sự hỗ trợ từ một số nước đồng minh, đặc biệt là Mỹ chống lại các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIL đang diễn ra ác liệt, thì vị thủ tướng này đã có một hành động được cho là đi quá giới hạn, đó là ông cáo buộc khu tự trị này chứa chấp các phần tử thánh chiến Hồi giáo. Ngay lập tức, vị thủ tướng này nhận được sự phản ứng gay gắt. Trên trang web của người đứng đầu chính quyền khu tự trị  dòng Sunni đối lập - ông Massud Barzani, nêu rõ: "Thủ tướng Maliki đã trở nên quá khích và mất cân bằng... Ông phải xin lỗi nhân dân Iraq và từ chức”. Tuy nhiên, al-Maliki tuyên bố sẽ không từ bỏ việc ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba cho đến khi Tổng thống Iraq Fuad Masum chỉ định Phó Chủ tịch Quốc hội Haider al-Ibadi, thuộc đảng Daawa của ông Maliki, chịu trách nhiệm thành lập Chính phủ tiếp theo. Động thái này khiến ông al-Maliki phản ứng mạnh mẽ, chính trường Iraq rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Cuối cùng, sau sức ép đến từ rất nhiều phía, ngày 14/8, tuyên bố sẽ không tái tranh cử và ủng hộ người vừa được chỉ định thay thế mình là Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi. Ông cũng không muốn mình là nguyên nhân gây thêm đổ máu tại Iraq. Hơn nữa, ngay cả những người được cho là đồng minh thuộc chính trị gia thuộc khối đảng của người Shiite chiếm đa số trong Quốc hội mới được bầu hồi tháng Tư vừa qua, trong đó có Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL), cũng không ủng hộ ông tiếp tục làm Thủ tướng Iraq nhiệm kỳ thứ ba. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hoài nghi về một viễn cảnh chấm dứt xung đột sau khi ông al-Maliki tuyên bố không tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ 3. Bởi hiện mâu thuẫn sắc tộc ở đất nước cận đông này đã trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Cảnh Nam

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.