Tổng thống Mỹ dẫn căn cứ pháp lý 'hiếm' nhằm 'qua mặt' Quốc hội đối phó Iran

Theo Tuấn Anh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn một căn cứ pháp lý hiếm dùng để "qua mặt" Quốc hội, bán tới hàng tỉ USD vũ khí cho các đồng minh Ảrập nhằm đối phó Iran.

Phát biểu tại Washington hôm 24/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận, chính quyền ông Trump đã viện dẫn một đạo luật khẩn cấp để ngay lập tức phê chuẩn các thương vụ vũ khí trị giá tới 8,1 tỉ USD cho Ảrập Xêút, Jordan và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE)nhằm "đẩy lui sự hiếu chiến của Iran" mà không cần Quốc hội thông qua.

Chiêu đối phó Iran bất ngờ của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một cuộc gặp với Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Ông Pompeo nói, việc chuyển giao vũ khí, bao gồm cả nhiều đạn dẫn đường chính xác Raytheon và tên lửa chống tăng Javelin, không thể trì hoãn thêm nữa "trong một thời điểm gia tăng biến động trong khu vực". Quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ nhấn mạnh, sự biến động bắt nguồn từ Iran.

Theo báo RT, thông thường, việc bán vũ khí Mỹ cho nước ngoài cần có sự xem xét của Quốc hội. Tuy nhiên, đạo luật ông Trump vận dụng cho phép tổng thống bỏ qua sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp và trích dẫn "các lợi ích an ninh quốc gia". Washington từng sử dụng chiêu bài này để bán vũ khí cho Ảrập Xêút trước cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 và cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Quốc hội Mỹ từng từ chối phê chuẩn việc bán vũ khí cho các nước đồng minh Ảrập, một phần vì lo ngại trước các báo cáo về số dân thường thương vong trong chiến dịch ném bom do Ảrập Xêút dẫn đầu ở Yemen. Để trấn an, Ngoại trưởng Pompeo quả quyết việc chuyển giao vũ khí như trên chỉ là "động thái diễn ra một lần".

Suốt nhiều tuần qua, Washington đã tăng cường các hành động đối phó với "mối đe dọa Iran". Lầu Năm góc đã cử một nhóm tàu sân bay tấn công cùng nhiều máy bay ném bom chiến lược và tên lửa phòng không tới Vùng Vịnh với lí do Tehran đang xúc tiến chiến dịch chống lại các lợi ích và đồng minh của Wahington.

Trước khi lên đường công du Nhật, Tổng thống Trump cũng thông báo đã phê chuẩn việc điều thêm khoảng 1.500 quân tới Trung Đông để "phòng vệ".

Các diễn biến mới càng làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Giới chức Tehran hiện vẫn nhất quyết không chịu nhượng bộ trước sức ép của Washington và "thề" sẽ đáp trả mạnh mẽ.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.