Tổng thống Pháp muốn thay đổi toàn diện châu Âu

Tổng thống Pháp tham vọng cải tổ toàn diện Liên minh châu Âu trong một thập kỷ tới trên mọi phương diện về kinh tế, chính trị và quốc phòng.

Trong bài diễn văn được thông báo từ nhiều tháng qua và rất được chờ đợi không chỉ tại nước Pháp, Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron đã đưa ra một loạt các đề xuất cải cách được đánh giá là rất táo bạo và tham vọng, với mục tiêu là thay đổi toàn diện Liên minh châu Âu trong 10 năm tới.

Điểm đáng chú ý đầu tiên là các đề xuất về quốc phòng và an ninh. Ông Macron muốn Liên minh châu Âu có một ngân sách quốc phòng riêng, hình thành một học thuyết quân sự riêng và thành lập một lực lượng can thiệp riêng, để sẵn sàng phản ứng trước mọi mối đe doạ về an ninh trong khu vực.

Ngoài ra, khối này còn phải có một Học viện riêng để đào tạo và điều phối các hoạt động tình báo. Để đối phó với các đe doạ khủng bố, ông Macron đề xuất lập ra một Viện kiểm sát châu Âu chuyên xét xử các tội phạm dạng này.

Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron đang có tham vọng thay đổi toàn diện EU trong 10 năm tới. (Ảnh minh họa: AP)
Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron đang có tham vọng thay đổi toàn diện EU trong 10 năm tới. Ảnh minh họa: AP

Trong lĩnh vực thể chế của Liên minh châu Âu, ông Macron công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm “1 châu Âu, nhiều tốc độ”, tức là chia 27 thành viên Liên minh châu Âu thành các nhóm khác nhau, tuỳ theo trình độ phát triển và cam kết hội nhập vào khối.

Nhóm đóng vai trò cốt lõi sẽ là các nước Tây Âu, vốn là thành viên sáng lập Liên minh, như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italy, Luxemburg… trong khi nhóm vòng ngoài chủ yếu gồm các thành viên mới gia nhập Liên minh, mà đa số đến từ Đông Âu như Ba Lan, Hungaria hay Slovakia…

Đây vốn là một chủ đề gây tranh cãi và chia rẽ mạnh mẽ giữa các thành viên Tây Âu và Đông Âu, nhưng Tổng thống Pháp tuyên bố, “việc châu Âu nhiều tốc độ đang là một hiện thực và không có gì phải sợ khi nói thẳng điều đó ra”.

Cũng liên quan đến cải cách thể chế, ông Macron đề xuất ngay từ kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu tới vào năm 2019, các cử tri châu Âu sẽ bầu theo các danh sách tranh cử liên quốc gia, thay vì theo từng nước như hiện nay, và số lượng Uỷ viên trong Uỷ ban châu Âu sẽ giảm xuống còn 15 người, tức chỉ gần một nửa so với con số 28 người hiện nay.

Đối với các chủ đề quan trọng khác, ông Macron đề xuất lập cảnh sát biên phòng của Liên minh châu Âu để kiểm soát làn sóng tị nạn. Về kinh tế, Tổng thống Pháp muốn lập một Bộ trưởng Tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu – eurozone, đánh thuế mạnh hơn vào các giao dịch tài chính, tăng thuế môi trường và thuế trong lĩnh vực kinh tế số nhằm tạo nguồn thu mạnh cho ngân sách của eurozone.

Tuyên bố khi đưa ra các đề xuất cải cách được đánh giá là cực kỳ tham vọng này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định  hiện châu Âu đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế và địa chính trị to lớn và “châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải thay đổi nếu muốn tồn tại trước sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc trong các thập kỷ tới”.

Ông Macron cũng nhấn mạnh, tất cả các cải cách này đều không thể thành công nếu không có sự hợp tác Pháp-Đức và quan hệ giữa hai nước này sẽ luôn phải là đầu tàu, mang tính tiên phong nhằm vực dậy châu Âu.

Tuy nhiên, giới phân tích đều nhận định, kết quả cuộc tổng tuyển cử Liên bang mới đây tại Đức đang khiến cho các tham vọng của ông Macron gặp nhiều trở ngại hơn.

Việc đảng Dân chủ cơ đốc giáo – CDU của bà Angela Merkel thắng khiêm tốn hơn so với dự đoán khiến vị thế chính trị của đảng này và bà Merkel suy yếu và một trong các đảng dự kiến có thể liên minh với CDU là đảng Dân chủ tự do – FDP, lại phản đối rất mạnh các quan điểm về châu Âu của ông Macron.

Ngoài ra, khó khăn trong việc thành lập chính phủ liên minh khiến bà Merkel hiện không coi các cải cách châu Âu là ưu tiên hàng đầu giống như ông Macron. Phản ứng đầu tiên từ phía Đức trước bản kế hoạch của ông Macron là rất dè dặt.

Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ tuyên bố ngắn gọn, rằng bà vẫn đang thảo luận với ông Macron và “giờ không phải là thời điểm để nói rằng điều này ổn, hay điều kia chưa ổn”./.

Theo VOV

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.