Triệu phú nuôi ngựa, bò ở bản Mông

(Baonghean) - ông Lỳ Nỏ Pó ở bản Minh Châu, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong đã nhận khoán vùng núi Huồi Xai, khoanh nuôi chăn thả đàn bò Mông, ngựa.

Từ chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông Pó thu nhập 400 - 500 triệu đồng. Ông cũng là một trong những hộ hiếm hoi của xã Tri Lễ thực hiện thành công việc bảo tồn giống gen quý hiếm của đàn bò, ngựa bản địa.

Ông Lỳ Nỏ Pó trước đây sinh sống tại bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Từ năm 2000 đến nay, thực hiện chủ trương đưa bà con dân tộc Mông về định cư tại vùng kinh tế mới - bản Minh Châu, gia đình ông cũng đã chuyển hẳn về đây sinh sống.
Là người có kinh nghiệm trong chăn nuôi, nhất là phong tục của đồng bào Mông, ông Pó đã nhận khoán vùng núi Huồi Xai, khoanh vùng để phát triển chăn nuôi. Nơi “đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng”, cày như một nghệ thuật, chỉ có con bò mới kéo được cái cày giúp người Mông “thổ canh hốc đá”. 
Ông Lỳ Nỏ Pó đang cho đàn bò, ngựa ăn muối trên đỉnh Huồi Xai.
Ông Lỳ Nỏ Pó đang cho đàn bò, ngựa ăn muối trên đỉnh Huồi Xai.
Giống bò vàng vùng cao được đồng bào Mông nuôi dưỡng từ lâu đời, vì vậy còn được gọi là bò Mông. Giống bò này có sức chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của thời tiết và dịch bệnh.
Bò có màu lông vàng nhạt, vàng sẫm hoặc cánh gián, một số ít có màu đen nhánh hoặc loang trắng, tai to, lưng hơi võng, mông dài, ngực sâu, chân cao, đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng. Nhìn chung, đây là giống bò có thể trạng to lớn, cho năng suất thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon. 
Đến nay, đàn bò của gia đình ông Lỳ Nỏ Pó đã phát triển được 60 con. Ngoài ra, ông còn nhân giống phát triển thêm đàn ngựa Mông 20 con và đàn trâu 8 - 9 con.
Điều đặc biệt, cũng chỉ riêng trâu bò của ông mới biết cách tự về chuồng mỗi khi chủ gọi, tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi đi lùa. Tính ra, thu nhập bình quân của gia đình ông từ chăn nuôi mỗi năm đạt 400 - 500 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở bản Mông Pà Khốm, cả đời chỉ dăm lần bước qua đỉnh núi trước nhà, thế nhưng, những gì mà ông Pó làm được khiến nhiều người phải kinh ngạc...
Ông Vi Văn Hời - Chủ tịch Hội nông dân xã Tri Lễ cho biết: Mô hình chăn nuôi của ông Lỳ Nỏ Pó là 1 trong 20 mô hình kinh tế có hiệu quả nhất trên địa bàn xã. Ông Pó cũng là điển hình làm kinh tế giỏi, vinh dự được đi dự Đại hội thi đua yêu nước của huyện giai đoạn 2010 - 2015. 
Giống bò vàng vùng cao được đồng bào Mông nuôi dưỡng từ lâu đời được ông Pó lựa chọn để nuôi.
Giống bò vàng vùng cao được đồng bào Mông nuôi dưỡng từ lâu đời được ông Pó lựa chọn để nuôi.
Bây giờ, dù đã gần 70 tuổi, nhưng ông Pó vẫn dẻo dai như dòng họ Lỳ của bản. Hàng ngày, bước chân ông vẫn đều đặn leo dốc lên đỉnh Huồi Xai, vẫn thừa sức leo qua 4 quả đồi, 5 con khe để trông nom đàn bò, đàn ngựa của mình.
Chia tay ông Pó giữa lúc ánh nắng mặt trời gay gắt đã xiên thẳng trên đỉnh đồi, ông bảo, giờ điều mong mỏi lớn nhất của ông là xã sẽ bảo tồn được giống bò Mông, ngựa Mông quý hiếm của dân tộc mình, để bản Minh Châu, bản Pà Khốm không còn gia đình nào phải chịu cái đói, cái nghèo như trước kia nữa.
Hiến Chương

tin mới

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.