Trung Quốc tham vọng 'hồi sinh' năng lượng hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

(Baonghean.vn) - Trung Quốc chuẩn bị chi 22 tỷ NDT (tương đương 3,3 tỷ USD) để hoàn thiện một dạng công nghệ, hầu như đã bị loại bỏ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từ đó có thể sản xuất một dạng năng lượng hạt nhân an toàn hơn song đạt hiệu năng cao hơn. 

Theo Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên sẽ đầu tư vào 2 lò phản ứng hạt nhân “muối nóng chảy” tại sa mạc Gobi, tỉnh Cam Túc, phía Bắc Trung Quốc.

Cơ sở hạt nhân được xây dựng tại tỉnh Cam Túc có thể giúp phát triển tàu chiến chạy bằng thorium, một dạng năng lượng hạt nhân an toàn. Ảnh: AP
Cơ sở hạt nhân được xây dựng tại tỉnh Cam Túc có thể giúp phát triển tàu chiến chạy bằng thorium, một dạng năng lượng hạt nhân an toàn. Ảnh: AP

Dự án do ông Giang Miên Hằng, con trai cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phụ trách, dự kiến sẽ đưa các lò phản ứng hoạt động vào năm 2020. Các nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật để hoàn thiện công nghệ với nhiều ứng dụng, kể cả trong tàu chiến và máy bay không người lái (UAV) sử dụng năng lượng hạt nhân.

Trên lý thuyết, công nghệ dùng muối nóng chảy làm chất tải nhiệt có thể tạo ra nhiệt và năng lượng nhiều hơn các lò uranium hiện tại, trong khi lượng chất thải phóng xạ ít hơn 1.000 lần. 

Trước đó vào thập niên 1950, Không quân Mỹ xây một lò phản ứng hạt nhân 2,5 MW dùng công nghệ muối nóng chảy trong chương trình phát triển động cơ máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân.

Bức hình mô tả cơ sở hạt nhân sẽ được xây dựng. Ảnh: AP
Bức hình mô tả cơ sở hạt nhân sẽ được xây dựng. Ảnh: AP

Các lò phản ứng dùng muối nóng chảy có thể tạo nhiệt độ lên đến 800 độ C, cao hơn gần 3 lần so với các lò hạt nhân thương mại dùng nhiên liệu uranium. Theo lý thuyết, công nghệ này có thể giúp các máy bay ném bom bay với tốc độ siêu thanh trong nhiều ngày liền.

Tuy nhiên, dự án bị gác lại vào thập niên 1970 do khó khăn trong việc giảm kích thước và trọng lượng của lò phản ứng, cũng như quan ngại về tính an toàn một khi nó được trang bị cho máy bay.

Một vấn đề khác là sự rò rỉ trong đường ống và lò phản ứng gây ra trong quá trình phân hạch. 

Hiện Mỹ đang tìm cách đưa công nghệ này trở lại trong khi Nhật Bản, Nga và Pháp cũng tỏ ra quan tâm./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.