Tự làm máy cuốn rơm

 Máy được gọi là tự hành do bộ phận cuốn rơm, ép rơm cùng nằm trên khung sườn nên vận hành rất tiện lợi (máy không tự hành sử dụng đầu kéo rời).

Anh Nguyễn Ngọc Thuận đang vận hành thử máy cuốn rơm tự hành
Anh Nguyễn Ngọc Thuận đang vận hành thử máy cuốn rơm tự hành

 Sau hơn 1 năm nghiên cứu, anh Nguyễn Ngọc Thuận, chủ cơ sở cơ khí Mười Thuận (ấp Đăng Phong, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) đã sáng chế thành công "Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1", vượt trội hơn một số máy cuốn rơm hiện có trên thị trường.

Tốt nghiệp Trường Trung cấp cơ khí Bảo Lộc (Lâm Đồng) năm 1986, chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, sau thời gian công tác tại Chi cục Cơ khí nông nghiệp rồi Xí nghiệp Cơ khí lương thực tỉnh Tiền Giang, năm 1994, anh đứng ra thành lập cơ sở cơ khí Mười Thuận, chuyên SX, lắp đặt máy sấy lúa vỉ ngang, sửa chữa máy nông nghiệp các loại. Thời gian gần đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ máy sấy lúa vỉ ngang gần như bão hòa, nên anh có ý định chuyển sang nghiên cứu SX ra một số thiết bị, máy móc vụ ngành nông nghiệp. Nhận thấy trên địa bàn huyện Chợ Gạo, trong đó có xã Thanh Bình, diện tích đất trồng lúa còn khá lớn. Sau khi thu hoạch lúa xong, nông dân thường thu dọn rơm bằng phương pháp thủ công (hoặc bán cho người dân dùng làm nấm, thức ăn cho gia súc…), vừa mất thời gian, vừa tốn nhiều công vận chuyển, chất cây.

Được ông anh họ đang định cư ở Hà Lan gợi ý và gửi mấy tấm ảnh về máy cuốn rơm do một số nước châu Âu SX, như được tiếp thêm sức mạnh, thế là anh bắt tay vào nghiên cứu. Sau hơn 1 năm mày mò nghiên cứu, thử đi, thử lại nhiều lần, đến tháng 4/2015, anh đã sáng chế thành công “Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” và đưa vào vận hành thử tại một số ruộng lúa vụ đông xuân vừa mới thu hoạch trên địa bàn xã Thanh Bình. Máy có 3 bộ phận chính, gồm: Động cơ (sử dụng động cơ máy gặt đập liên hợp nghĩa địa công suất 20 HP) và khung sườn do anh gia công; bộ phận cuốn rơm gồm trục cuốn và băng tải; bộ phận ép rơm thành cuộn, buộc dây và nhả rơm do anh gia công, chế tạo. Máy được gọi là tự hành do bộ phận cuốn rơm, ép rơm cùng nằm trên khung sườn nên vận hành rất tiện lợi (máy không tự hành sử dụng đầu kéo rời).

Được biết anh Thuận đã gửi hồ sơ “Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” tham dự hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, năm 2014-2015 do Liên hiệp Các hội KHKT tỉnh phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức. So với một số máy cuốn rơm hiện có trên thị trường, máy cuốn rơm do anh sáng chế có những điểm nổi trội như: Thứ nhất, do trục cuốn rơm được bố trí ở phía trước (các máy khác bố trí phía sau bánh thun) nên rơm được cuốn vào không bị rối, dính sình đất. Thứ hai, do máy được thiết kế chạy bằng bánh xích (thay vì bánh thun) nên có thể vận hành trong điều kiện đồng lầy, có thể thu gom rơm bị ẩm ướt sau vụ hè thu muộn, vừa tận dụng để làm nấm, ủ gốc cây, rau màu… vừa giúp vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị làm đất và gieo sạ vụ đông xuân.

Đó là tính năng nổi trội "2 trong 1" của chiếc máy này. Anh Thuận cho biết, việc vận hành thử chiếc máy trên cho kết quả rất khả quan. Máy có thể tạo ra những cuộn rơm được nén chặt trông rất đẹp mắt, trọng lượng 19 - 20 kg/cuộn (đường kính 60 cm, dài 70 cm); trong thời gian từ 8 - 10 giờ, máy có thể cuốn rơm trên đồng ruộng diện tích đến 2 ha (đất khô). Do sử dụng phụ tùng nội địa và một số nguyên phụ liệu tái chế là chủ yếu nên giá cả của chiếc máy trên có thể chấp nhận được. Theo tính toán của anh Thuận, sau khi hoàn chỉnh, chiếc máy trên sẽ được bán với giá 120 triệu đồng (chưa bằng 50% so với chiếc máy cùng loại do Nhật Bản SX). Qua vận hành thử, một số nông dân trong xã đã ngỏ ý đặt hàng mua chiếc máy cuốn rơm do anh sáng chế.

Thạc sỹ Huỳnh Văn Lộc, Khoa Kỹ thuật - công nghệ, ĐH Tiền Giang, là một trong hai cộng sự đắc lực (cùng với kỹ sư Đặng Ngọc Thái) của anh Thuận trong quá trình thực hiện sáng chế. Anh Lộc cho biết: “Chỉ cần hoàn thiện một số công đoạn cuối cùng như điều chỉnh bộ phận điều khiển công đoạn buộc và cắt chỉ buộc rơm; hoàn thiện máy bơm thủy lực để đóng, mở nắp của bộ phận cuốn rơm và tự động nhả rơm thành phẩm, “Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” do anh Thuận sáng chế sẽ hoàn thiện và có thể xuất bán cho khách hàng có nhu cầu”....

Theo NNVN

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.