Tương Dương khai thác tiềm năng, giảm nghèo bền vững

(Baonghean) - Báo Nghệ An phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương.

P.V: Là huyện vùng cao biên giới còn gặp không ít khó khăn, nhưng năm 2016 Tương Dương vẫn đạt được những thành tích tốt trong phát triển KT-XH. Đồng chí có thể cho biết những kết quả cụ thể?

Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương
Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương

Đồng chí Nguyễn Văn Hải: Sau Đại hội Đảng bộ huyện khóa 26, Ban Thường vụ, BCH Đảng bộ huyện Tương Dương đã ban hành chương trình làm việc toàn khóa, các nghị quyết, các đề án. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã ban hành chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về phát triển KT-XH, QP-AN, đây là cơ sở để các cấp, các ngành thống nhất trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện. 

Trên cơ sở sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và giúp đỡ thiết thực, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành cấp tỉnh, huyện đã khắc phục được những khó khăn, sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, các vấn đề khó, bức xúc xã hội; cùng đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cấp huyện, sự năng động trong lãnh đạo và sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, do vậy, năm 2016 huyện Tương Dương đã gặt hái những kết quả khả quan trong mọi lĩnh vực, như sau:

Tổng giá trị sản xuất đạt 7,67%. Trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 5,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,9%; thương mại - dịch vụ tăng 6,8%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21,6 triệu đồng/năm. Tổng sản lượng lương thực đạt 19.683 tấn, khảo nghiệm thành công 4 ha chanh leo tại xã Nhôn Mai và 100 gốc tại xã Tam Hợp. Trồng được 1.470 ha rừng, trong đó trồng tập trung 1.445 ha/1.000 ha KH, khoanh nuôi bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; độ che phủ rừng đạt tỷ lệ 80,3%. Tổng đàn trâu, bò 38.946 con; về thủy sản, phát triển thêm 83 lồng cá, tăng số lồng cá lên 221 lồng. Về xây dựng NTM, Tương Dương là huyện duy nhất trong các huyện 30a của tỉnh có 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (xã Thạch Giám và Tam Thái), sắp tới xã Tam Quang được công nhận NTM. 

Sản xuất công nghiệp - xây dựng giữ nhịp độ ổn định, sản lượng khai thác than, nước máy, đá xây dựng, điện vượt kết hoạch (mức tăng cao 8-20%); 18/18 xã có điện, số hộ sử dụng điện lưới chiếm 10%. Một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như Công ty CP Tư vấn xây dựng và Khai thác khoáng sản Đại Nam (Tam Đình) là doanh nghiệp đầu tiên xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung trị giá trên 10 tỷ đồng. Công ty còn khai thác đá xây dựng, tạo việc làm cho hơn 40 lao động người địa phương, với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Cơ sở sản xuất đũa  Anh Khoa ở xã Thạch Giám thu mua mỗi tháng hơn 12.000 cây mét để sản xuất đũa tre, xuất sang các nước Lào, Campuchia, tạo việc làm cho 50 - 60 lao động, mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Công tác đầu tư XDCB được coi trọng, trong năm, huyện đã xây dựng được 18/18 công trình đưa vào sử dụng, nhiều công trình cấp bách như khu tái định cư bản Xốp Mạt, UBND xã Lượng Minh... Các hoạt động dịch vụ, thương mại đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu của người dân (nhất là dịch vụ vận tải, tín dụng ngân hàng và thông tin).

Chế biến đũa tre xuất khẩu tại Cơ sở chế biến đũa  Anh Khoa ở xã Thạch Giám (Tương Dương).
Chế biến đũa tre xuất khẩu tại Cơ sở chế biến đũa Anh Khoa ở xã Thạch Giám (Tương Dương).

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: Năm học vừa qua có 41 em đạt học sinh giỏi trường, 1.010 em đạt học sinh giỏi huyện, 141 em đậu đại học và cao đẳng; cuối năm 2016 nâng tổng số trường chuẩn quốc gia lên 23 trường. Trong năm có thêm 1 xã (Xá Lượng) đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, 100% xã có bác sỹ về công tác. Giải quyết việc làm cho 3.462 lao động.

Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 6%, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 49,84% xuống còn 43,84%. Công tác an sinh xã hội và thực hiện chính sách đối với người có công được quan tâm thực hiện tốt. Đảm bảo vững chắc an ninh biên giới, an ninh nội địa, điều tra, phá nhiều vụ án ma túy, buôn bán người. Duy trì, phát triển tốt tình hữu nghị đặc biệt với nước bạn Lào. 

P.V: Bên cạnh đó, Tương Dương đang còn những khó khăn, hạn chế; đồng chí có thể chia sẻ vấn đề trên?

Đồng chí Nguyễn Văn Hải: Đó là hiện có một số tiêu chí năm 2016 dự kiến không đạt, sản xuất nông, lâm, thủy sản còn manh mún, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, khoáng sản. Việc xây dựng công trình còn chậm. Công tác GPMB khu tái định cư thủy điện Khe Bố còn chậm, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tỷ lệ học sinh thi vào lớp 10 còn đạt thấp. Một số bà con vùng tái định cư Thủy điện Bản Vẽ quay về làm ăn trái phép ở khu vực lòng hồ, tội phạm ma túy, buôn bán người diễn biến phức tạp...

P.V: Đồng chí có thể cho biết định hướng phát triển KT-XH của huyện trong năm 2017?

Đồng chí Nguyễn Văn Hải: Sang năm 2017, Tương Dương phấn đấu khai thác tốt tiềm năng, tiềm lực trên địa bàn, tích cực sử dụng có hiệu quả các cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý gắn với tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại; mở rộng cây chanh leo.

Nuôi cá lồng trên sông Nậm Nơn ở xã Xá Lượng.
Nuôi cá lồng trên sông Nậm Nơn ở xã Xá Lượng.

Đẩy mạnh khoán bảo vệ, chăm sóc rừng theo hướng xã hội hóa, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến. Huy động tối đa mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới. Gắn phát triển kinh tế với các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Chăm lo phát triển văn hóa, giáo dục. Quản lý tốt tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng. Quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường khối đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các dân tộc. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 3/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

P.V: Cảm ơn đồng chí!

Văn Trường (Thực hiện)

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.